Sự kiện Ngày CNTT - IT Day 2016 với chủ đề “Hạ tầng thông tin quốc gia và Thành phố thông minh” đã chính thức diễn ra hôm nay,ấuchốtnhấttrongxâydựngđôthịthôngminhlàquyhoạchhợplývô địch nữ tây ban nha ngày 15/10 tại Hà Nội.
Là lần thứ ba được tổ chức, IT Day 2016 - diễn đàn khoa học công nghệ thường niên của giới nghiên cứu, lãnh đạo, quản lý và chuyên gia công nghệ được đồng tổ chức bởi 5 viện gồm: Viện Khoa học và Công nghệ VINASA (VSTI); Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số Việt Nam (NISCI) thuộc Bộ TT&TT; Viện CNTT (ITI) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội; Viện CNTT&TT (SoICT) thuộc ĐH Bách khoa Hà Nội; và Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ KH&CN.
Đánh giá cao sáng kiến cũng như nỗ lực của VINASA trong việc hợp tác với đối tác để tổ chức sự kiện, trong phát biểu tại sự kiện IT Day 2016, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Đại Dương cũng khẳng định: “Bộ KH&CN sẽ tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ những sáng kiến của VINASA trong những hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành CNTT nói riêng và KH&CN nói chung”.
Tham luận tại hội nghị về chủ đề hạ tầng thông tin quốc gia, TS.Nguyễn Việt Hải, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ VINASA cho rằng: “Chính phủ phải đóng vai trò tạo điều kiện trong thúc đẩy thị trường cho CNTT&TT, cũng như đáp ứng các vấn đề xã hội và hình thành điều kiện văn hóa để ảnh hưởng đến luồng kiến thức cả CNTT&TT và có liên quan. Chính phủ phải tham gia nhiều hơn vào mức quản lý vi mô của việc hình thành văn hóa xã hội cho xã hội thông tin. Cần xây dựng hệ sinh thái thông tin với văn hóa thông tin và ý thức hệ CNTT trong mọi hoạt động của cuộc sống hàng ngày”.
Liên hệ chặt chẽ giữa Hạ tầng thông tin trong việc phát triển các thành phố, đô thị thông minh, trong tham luận chủ đề “Nền tảng kết nối thành phố thông minh bằng phần mềm”, TS. Hoàng Lê Minh, Viện trưởng NISCI cho biết: “Tại Việt Nam, do chưa cơ quan nào xác định rõ yêu cầu hạ tầng và nền tảng kết nối cần có cho Smart City (hay quy mô quốc gia) nên việc chia sẻ thông tin nói chung vẫn đang có nhiều khó khăn, bất cập. Cùng với sự bùng nổ của thông tin và dữ liệu trong thời đại IoT, BigData, Smart City như hiện nay, vấn đề kết nối và chia sẻ thông tin ngày càng trở nên bức thiết, không thể chỉ giải quyết bằng hoạt động ban hành các quy định (có tính hành chính hay thiên về quản lý), hoặc các quy định chỉ liên quan tới các tiêu chuẩn, đinh dạng, kỹ thuật”.
Chia sẻ với báo chí bên lề sự kiện, ông Hoàng Lê Minh nhấn mạnh, để xây dựng đô thị thông minh, vấn đề đầu tiên, quan trọng nhất là cần phải xây dựng, có được một quy hoạch hợp lý. “Quy hoạch không phải là những chương trình, kế hoạch cụ thể mà có ý nghĩa tổng thể, làm cái gì trước, cái gì sau và sau này các hệ thống kết nối với nhau như thế nào. Tôi cho rằng xây dựng thành phố thì việc đầu tiên cần quan tâm là quy hoạch để tất cả các dự án, chương trình "bám" vào. Tuy nhiên với đô thị thông minh, hiện nay vẫn chưa có quy hoạch rõ ràng”, ông Minh chia sẻ.
(责任编辑:Thể thao)