Tác giả bài viết là bác sĩ Châu Ninh,ẻcủabácsĩnghinhiễmviruscoronanênhọchỏiđểphòngngừanhiễmbệkèo 1 1/2 Phó giáo sư và phó Khoa Tim mạch của Bệnh viện Đồng Tế thuộc Đại học khoa học và công nghệ Trung Hoa.
Tôi là một bác sĩ, do đó tôi luôn nhắc nhở bản thân phải thận trọng, khoa học, và chuyên nghiệp hơn. Bởi tôi còn phải giúp đỡ rất nhiều bệnh nhân trong giai đoạn dịch bệnh đang bùng phát. Không ngờ rằng, một bác sĩ như tôi cũng nằm tronh danh sách nghi ngờ nhiễm virus corona.
Hôm nay tôi viết bài này để giúp mọi người hiểu cách điều trị cách ly tại nhà nếu bị nghi ngờ nhiễm virus.
Sau khi hoài nghi bị nhiễm bệnh cần phải tự cách ly
Tôi có một cuộc phẫu thuật ngày 19/1. Hai ngày sau bệnh nhân xuất viện, và bệnh nhân nói rằng anh ta đã đến chợ hải sản Hoa Nam. Chiều ngày 21/1, tôi đã xuất hiện các triệu chứng khó chịu, liên tiếp có cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy và ớn lạnh. Đo nhiệt độ cơ thể lên tới 38,9 độ C.
Tôi lập tức đến bệnh viện để xét nghiệm máu, xét nghiệm protein phản ứng C (CRP) có độ nhạy cao và xét nghiệm procalcitonin (PET). Nhìn thấy kết quả xét nghiệm máu và có tiền sử tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân tiếp xúc với mầm bệnh , tôi đã nghi ngờ bản thân đã bị nhiễm virus corona.
Để được an toàn, tôi gọi ngay hỏi giáo sư Khoa hô hấp của bệnh viện tôi. Kết hợp lịch sử bệnh và triệu chứng, cô ấy nói xem xét khả năng nhiễm virus corona. Cô ấy nói tôi đừng lo lắng, có thể điều trị tại nhà, đồng thời uống thuốc kháng virus. Sau hai ngày quan sát, không có tình trạng nặng thêm, và tôi tiếp tục điều trị trong 1 tuần. Vào ngày 21/1, tôi cách ly hoàn toàn với cha mẹ, đi ngủ đeo khẩu trang và theo dõi nhiệt độ cơ thể. Đồng thời, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Vào ngày 22/1, tôi đã đến bệnh viện để chụp CT ngực, phần phổi không xuất hiện đặc điểm viêm phổi do virus. Nghĩ đến bố mẹ ở nhà, tôi bắt đầu tự cô lập mình. Tôi đã tối đa hóa hệ thống sưởi trong nhà và bắt đầu nghỉ ngơi trên giường. Cứ sau 2 giờ lại đo nhiệt độ 1 lần. Nhiệt độ cơ thể trong ngày dao động trong khoảng 37,8 đến 38,6°C. Tiếp tục uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và uống nước muối ấm. Vào chiều ngày 23/1, tôi đo lại nhiệt độ cơ thể là 37°C. Vào ngày đó, nhiệt độ cơ thể tôi không tăng. Ngày 24/1, nhiệt độ được đo lại, 36,8 độ C.
Sau khi đọc trường hợp của tôi, nhiều cư dân mạng đã động viên tôi, và một số người đã đặt một số câu hỏi.
1. Làm thế nào để phân biệt giữa viêm phổi do virus corona và cảm lạnh?
Trong thời gian này, dịch bệnh phán tán rộng, nhiều người bị đau đầu, sốt thường rất lo lắng và đến các phòng khám. Đây là một trong những lý do khiến các bệnh viện tràn ngập bệnh nhân. Trên thực tế, khí hậu hiện tại cũng dễ bị cảm lạnh, làm thế nào bạn có thể tự phân biệt rõ ràng giữa cảm lạnh thông thường với nhiễm virus corona?
Từ các biểu hiện lâm sàng, sự khởi phát của viêm phổi do virus corona mới chủ yếu biểu hiện bằng sốt, có thể kết hợp với ho khan nhẹ, mệt mỏi, thở kém, tiêu chảy và các triệu chứng khác như sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi. Nếu chủ yếu là sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi thì có nhiều khả năng là cảm lạnh hơn là viêm phổi do virus corona.
Tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc |
2. Làm thế nào để phán đoán là viêm phổi ở mức độ nhẹ?
Mặc dù nghi ngờ bị nhiễm bệnh, tôi không có triệu chứng khó thở rõ ràng và có thể được coi là nhẹ. Chụp CT phổi là một chỉ số quan trọng. Khi tôi thức dậy vào sáng ngày 22, việc đầu tiên tôi làm là lấy nhiệt kế đo độ cơ thể, 38,6°C, cộng với một chút khó thở, và sau đó đi kiểm tra CT phổi. May mắn thay, các đặc điểm đặc trưng của viêm phổi mới vẫn chưa xuất hiện, cho thấy ngay cả khi nhiễm virus corona mới vẫn còn ở giai đoạn đầu của nhiễm trùng, nó không liên quan đến mô phổi.
Nếu CT chỉ ra rằng cả hai phổi đều bị nhiễm bệnh, miễn là sốt dưới 38°C và có thể tự hạ sốt, không khó thở và không có bệnh nội tạng quan trọng nào như tim, não, thận và phổi có thể được coi là nhẹ. Cũng có thể nói rằng nhiễm virus corona mới và viêm phổi mới là hai khái niệm. Nhiễm trùng virus corona không nhất thiết sẽ phát triển thành bệnh viêm phổi mới.
3. Điều trị tại nhà hay nhập viện?
Theo các hướng dẫn khẩn cấp do Tổ chức Y tế Thế giới ban hành trước đây, với kiến thức hạn chế về sự lây lan của bệnh viêm phổi mới, bệnh nhân nghi ngờ nhiễm trùng nên được cách ly và theo dõi tại bệnh viện để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cộng đồng.
Tuy nhiên, hướng dẫn cũng chỉ ra rằng việc sử dụng các phương pháp cách ly thay thế, bao gồm cách ly tại nhà, nên được xem xét đối với những bệnh nhân nhẹ bị nghi mắc viêm phổi do điều kiện bệnh viện không được phép hoặc không an toàn hoặc nguồn lực y tế không đủ. Tất nhiên, cách ly tại nhà đặt yêu cầu cao hơn về quản lý cộng đồng và tự giám sát.
Vào ngày tôi nhận thấy các triệu chứng, tôi đeo khẩu trang thường xuyên, giữ khoảng cách an toàn với bố mẹ, bảo họ đừng chạm vào quần áo tôi đã thay. Ngày hôm sau, tôi chuyển đến nhà riêng của mình và tự cô lập.
Tuy nhiên, đối với một số độc giả, không có kiến thức y tế về cách ly và điều trị tại nhà có khả năng trì hoãn bệnh và khiến bệnh nghiêm trọng. Nói cho mọi người một cách để phán đoán: nếu bạn bị khó thở trầm trọng, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.
Hà Vũ
Nữ y tá làm việc tại bệnh viện Trung ương thành phố Vũ Hán chia sẻ, mỗi khi hết ca trực, việc đầu tiên họ làm chính là cởi đồ bảo hộ và uống nước.