1. Justice League: Một trong những bộ phim gây nên nhiều tranh cãi và cũng để lại nhiều thất vọng cho các fan nhất năm nay chính là Justice League của Warner Bros/DC. Với sự hội tụ của dàn siêu anh hùng đình đám nhất DC Comics,ấngâythấtvọngnhấttrongnăkết quả bóng đá hàn quốc 2 bom tấn được kỳ vọng không lập kỷ lục phòng vé mà còn là cú hích lớn để mở rộng và phát triển vũ trụ DC. Tuy nhiên, với nhiều lỗ hổng về nội dung, tác phẩm chung của hai đạo diễn Zack Snyder và Joss Whedon bị chỉ trích dữ dội và có nguy cơ lỗ tới 100 triệu USD. 2. Transformers: The Last Knight: Kịch bản chưa bao giờ là thế mạnh của Transformers. Song, đến phần 5 dường như khán giả đã không còn chịu nổi “mớ hổ lốn” chỉ có cháy nổ mà đạo diễn Michael Bay đem lại, bất chấp phần kỹ xảo mãn nhãn. Sau gần một tháng trình chiếu, phim mới thu 520 triệu USD, thua xa phần trước, và thậm chí còn bị ghẻ lạnh tại thị trường “ruột” Trung Quốc. 3. King Arthur: Legend of the Sword: Đây được xem là quả bom xịt đầu tiên của năm 2017 và cũng là thất bại nặng nề nhất. Giấc mơ biến King Arthur với ngôi sao Charlie Hunnam thành thương hiệu điện ảnh mới của Warner Bros. đã tan tành. Tác phẩm của đạo diễn Guy Ritchie có chi phí sản xuất lên đến 175 triệu USD nhưng thua lỗ nặng nề khi đem về chưa đến 150 triệu USD toàn cầu. 4. The Great Wall: Bom tấn do Mỹ và Trung Quốc hợp tác sản xuất gây ra không ít tranh cãi về chất lượng nội dung, cũng như việc chọn Matt Damon làm người sắm vai chính. Bộ phim đơn thuần mang đậm tính giải trí với phần hành động mãn nhãn trên nền kịch bản "đầu voi đuôi chuột", để lại nhiều nuối tiếc. Tại quê nhà, phim của đạo diễn Trương Nghệ Mưu vẫn thu được 171 triệu USD tuy nhiên ở Mỹ, khán giả lại tỏ ra thờ ơ với tác phẩm này. 5. Pirates Of The Caribbean: Salazar’s Revenge: Bom tấn của Disney bị chê là nhàm chán và cũ kỹ, thậm chí đến một diễn viên xuất sắc như Javier Bardem cũng không sao cứu nổi. Phim có kinh phí sản xuất lên đến 320 triệu USD (chưa tính marketing), một con số khổng lồ, nhưng chỉ đạt doanh thu gần 800 triệu USD, thua phần trước. 6. The Snowman: The Snowman lẽ ra phải là một bộ phim hay bởi kịch bản dựa trên cuốn tiểu thuyết quá hấp dẫn. Nhưng tác phẩm của đạo diễn Tomas Alfredson với sự tham gia diễn xuất của tài tử Michael Fassbender để lại nhiều nuối tiếc vì lối kể truyện dông dài, nhạt nhẽo. Điểm số phim trên Rotten Tomatoes là một thảm họa với con số thấp kỷ lục 8%. 7. Ghost in the Shell: Chuyển thể một trong những nguyên tác hoạt hình/truyện tranh nổi tiếng nhất Nhật Bản lên màn bạc, Paramount gây tranh cãi lớn khi chọn một nữ diễn viên da trắng Scarlett Johansson vào vai chính. Nhưng người đẹp nổi tiếng cũng chẳng thể lôi kéo khán giả tới rạp. Phim có kinh phí 110 triệu USD nhưng chỉ có chất lượng nội dung trung bình và không khác các tác phẩm hành động - khoa học viễn tưởng tầm trung của Hollywood là bao. Người hâm mộ thất vọng khi tinh thần của nguyên tác hoàn toàn vắng bóng trong phiên bản điện ảnh của Rupert Sanders. 8. The Mummy: Doanh thu 410 triệu USD không phải là con số ấn tượng đối với bộ phim được kỳ vọng là mở ra Vũ trụ Đen tối (Dark Universe). Quá cố gắng giới thiệu Dark Universe, hãng Universal dường như quên mất rằng The Mummy trước tiên cần có một cốt truyện độc lập.The Mummy bị đánh giá là phim tệ hại nhất trong sự nghiệp lừng lẫy của nam diễn viên Tom Cruise. Những hi vọng về một Dark Universe hấp dẫn cũng đã tan biến. 9. Valerian and the City of a Thousand Planets: Với kinh phí sản xuất lên tới 197 triệu euro, đây là bộ phim đắt đỏ nhất trong lịch sử của điện ảnh châu Âu. Tuy nhiên tác phẩm của đạo diễn Luc Besson lại là một trong những quả bom xịt nặng nề nhất tại phòng vé Bắc Mỹ hồi mùa hè. Ngoài phần kỹ xảo mãn nhãn, phim chẳng đọng lại được gì cho khán giả ngoài trừ chuyện tình mang hơi hướm tuổi teen giữa hai nhân vật chính. 10. Kingsman: The Golden Circle: Đạt doanh thu ấn tượng nhưng Kingsman phần hai khiến nhiều người hâm mộ thất vọng. Bởi không phải cứ hoành tráng hơn, nhiều kỹ xảo hơn là phim sẽ hay hơn. The Golden Circle mắc phải sai lầm thường thấy của các phim phần kế tiếp. Đó là chạy theo quy mô lớn hơn, hoành tráng hơn, kỹ xảo mãn nhãn hơn, kịch bản phức tạp hơn, khiến tổng thể phim như "đầu voi đuôi chuột" và trở nên quá đà. Theo GameK