Cô giáo Nguyễn Thị Hầng được sinh ra trong gia đình thuần nông,ôgiáoXlộibùnlầybòquanướcxiếtđếnvớihọlịch thi đấu bóng đá giải hạng nhất anh đông anh em. Hiểu hoàn cảnh của mình nên cô luôn cố gắng học và là học sinh giỏi 12 năm liên tiếp.
Năm 2004, khi vừa tốt nghiệp trung học phổ thông, cô bị rách sụn đầu gối trong một vụ tai nạn. Do không được điều trị kịp thời một bên đầu gối bị hoại tử, hoàn cảnh khó khăn nên cô đã bị lỡ cơ hội bước vào giảng đường đại học.
"Tôi không nhớ nổi đã bao đêm khóc thầm bên đôi nạng gỗ. Nhưng tôi luôn tự dặn mình không được nản chí, phải tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ trở thành cô giáo trên bục giảng để truyền cảm hứng cho học sinh miền núi", cô Hầng chia sẻ.
Cô đã tự ôn thi vào đại học. Nhờ nỗ lực, kiên trì, sau ba năm “ngồi một chỗ", năm 2007, cô Nguyễn Thị Hầng vui mừng đón nhận kết quả trúng tuyển vào khoa Lịch sử Trường Đại học sư phạm Phú Yên.
Năm 2010, cô tốt nghiệp ra trường với tấm bằng loại khá. Thời gian đầu khi chưa xin được việc, cô mở lớp dạy miễn phí cho các em học sinh tiểu học nghèo quanh xóm.
Lội trên bùn lầy, bò qua đập nước xiết đến với học sinh
Tháng 2/2012, huyện Tây Hòa (Phú Yên) tuyển giáo viên, cô Hầng đã viết đơn tình nguyện về Trường THCS Đồng Khởi đóng trên địa bàn xã miền núi Hòa Thịnh. Trường cách nhà gần 20km nhưng cô Hầng đều đặn ngày hai buổi tới trường giảng dạy.
Kể lại hành trình gieo chữ gian khó của mình, cô Hầng tâm sự: “Chứng kiến cảnh trường Đồng Khởi còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất, một số giáo viên không đủ kiên nhẫn gắn bó với trường sau nhiều năm công tác tôi đã rất buồn.
Nhưng tôi càng quyết tâm ở lại với học sinh hơn nữa".
Xã Hòa Thịnh vào mùa nắng nước suối khô hạn. Nhưng chỉ vài trận mưa đầu mùa là nước lũ đã dâng cao. Nhiều hôm giáo viên bỏ dạy giữa chừng để đưa các em về tận nhà rồi bị kẹt lại nhà phụ huynh tới khi nước rút.
Học sinh miền núi nghỉ học là chuyện cơm bữa.
"Mỗi khi có học sinh nghỉ học giữa chừng, tôi phải lội cả bùn lầy, bò qua đập nước chảy xiết để đến nhà vận động các em đến lớp.
Thương cô, các em đều đi học trở lại với niềm vui háo hức. Đó là điều khiến tôi vô cùng hạnh phúc”, cô Hầng cười, mắt long lanh.
"Tôi nhớ mãi là chuyện của một em học sinh mồ côi mẹ bị chính bố đẻ của mình xâm hại tình dục. Khi biết chuyện, chính tôi đã báo lãnh đạo nhà trường, công an về hành vi phụ huynh dâm ô con gái. Tôi phải kiên quyết cứu em ra khỏi vũng lầy của những ngày tháng đen tối.
Sau khi phụ huynh bị bắt, tôi là chỗ dựa duy nhất cho học trò của mình, giúp em hòa nhập cùng bạn bè sau biến cố lớn. Em đã học hết lớp 9, đi học nghề và giờ đã có công việc, cuộc sống ổn định, tự lo được cho bản thân mà không cần tôi hỗ trợ”, cô Hầng tâm sự.
Vì sức khỏe yếu, con nhỏ, chồng làm xa nhà, cô giáo 8X được lãnh đạo tạo điều kiện cho về trường gần, cách nhà 10km.
Nhưng chỉ công tác tại trường THCS Nguyễn Anh Hào được một năm học, cô Hầng lại xung phong tình nguyện về công tác tại Trường Trung học và THCS Sơn Thành Tây. Trường cách nhà 42km, nằm ở xã miền núi xa nhất của huyện Tây Hòa.
Còn sức còn "gieo chữ"
So với trường Đồng Khởi, trường Sơn Thành Tây có nhiều gia đình, phụ huynh khó khăn gấp bội.
“Đây là ngôi trường duy nhất có học sinh dân tộc thiểu số của huyện, vì hoàn cảnh khó khăn, các em thường xuyên bỏ học giữa chừng để làm rẫy.
Tôi đã leo lên nhiều đồi cao, tới tận rẫy các em làm ở bản làng Bana, Êđê, ChămHroi để dẫn các em về lớp. Tặng sách vở, dụng cụ học tập, quần áo, cặp để các em đến trường.
Thương cô, các em đã hứa cố gắng học tập tốt, nhưng rồi cái đói lại bám riết lấy các em và gia đình nên các em lại nghỉ học làm rẫy.
Không nản lòng, cô Hầng quyết tâm học tiếng Bana của các em để nói chuyện với phụ huynh và trưởng bản, mong họ phối hợp. Kết quả không phụ lòng tôi, cả bản chung tay đưa các em đến lớp", cô Hầng hạnh phúc nói.
Cho đến nay, sau 20 năm gắn bó, cô Hầng vẫn thấy hạnh phúc với nghề đã chọn. Bởi còn sức cô sẽ còn “gieo” con chữ cho nhiều thế hệ học trò ở những vùng miền núi khó khăn.