游客发表

Kịch bản lừa đảo khiến phụ huynh mất gần trăm triệu chỉ trong 30 phút_xem đội hình ra sân tối nay

发帖时间:2025-01-21 14:40:29

Chị Đ.D (quận Sơn Trà,ịchbảnlừađảokhiếnphụhuynhmấtgầntrămtriệuchỉtrongphúxem đội hình ra sân tối nay Đà Nẵng) chia sẻ với VietNamNet, cách đây ít ngày, chị bị lừa đảo khi đăng ký cho con tham gia trại hè trên mạng xã hội. Người phụ nữ này bị mất hơn 80 triệu đồng chỉ trong vòng nửa giờ.

“Hằng ngày, tôi đọc nhiều thông tin cảnh báo cũng đã rất cảnh giác nhưng vẫn không đủ tỉnh táo trước chiêu trò được chuẩn bị công phu”, chị D. nói.

trai he lua dao 4.jpg
Chị Đ.D (Đà Nẵng) đã mắc bẫy khi đăng ký thông tin qua trang fanpage giả mạo. Ảnh chụp màn hình

Chị D. cho biết, vì có nhu cầu cho con đăng ký trải nghiệm môi trường quân sự, chị đã tham khảo thông tin trên mạng xã hội. Thấy trang “Trại Hè Quân Đội 2024” khá uy tín với 8,5 nghìn lượt thích, 11 nghìn lượt like, cũng như trên trang có rất nhiều hoạt động nên đã chủ động nhắn tin tìm hiểu.

Đầu tiên, họ xin thông tin, kết bạn qua zalo để trao đổi. Khi được nhân viên tư vấn cho bé học tại doanh trại quân đội quận Sơn Trà, là nơi gần nhà, tiện đi lại nên chị D. đồng ý làm theo hướng dẫn để đăng ký tham gia khoá học cho con.

Sau đó, nhân viên hối thúc chị tải ứng dụng Telegram và đưa chị vào group phụ huynh để chuẩn bị khảo sát, nếu đạt mới được tham gia và được phát 1 bộ quân phục cho các cháu.

Ban đầu chị D. làm theo hướng dẫn, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của vòng 1. Chuẩn bị bước sang vòng 2, có một phụ huynh trong nhóm vào chào, nói chuyện riêng với chị. Họ nói con của bạn họ đã tham gia khoá học này năm ngoái để chị D. tin tưởng.

Sau vòng khảo sát, nhóm lừa đảo bắt đầu gửi thông tin đề nghị phụ huynh giúp đỡ nhà tài trợ chương trình để tăng lượt mua đồ, tăng tương tác, hỗ trợ cho chương trình. Sau khi kết thúc sẽ hoàn lại tiền cho phụ huynh trong vòng 3-5 phút.

trai he lua dao 4.png
Để đăng ký cho con tham gia chương trình, chị D. phải hoàn thành 2 vòng xét tuyển

Chị D. được hướng dẫn chuyển khoản 500 nghìn đồng để mua bức tranh. Lúc này chị bắt đầu thấy hoang mang nhưng thấy trong nhóm mọi người nghe theo răm rắp, thi nhau chuyển khoản nên chị D. cũng làm theo.

Chị D. tiếp tục được yêu cầu tham gia vòng tiếp theo. Lo sợ bị lừa, chị đã trì hoãn để nhắn tin với phụ huynh trên mà không biết rằng người này cũng nằm trong nhóm lừa đảo.

“Tôi thắc mắc không biết có phải lừa đảo không, tại sao lại bắt chuyển khoản. Vị phụ huynh này nói họ đã hoàn thành, chỉ cần tôi làm thêm 1 lệnh chuyển khoản nữa là xong, sẽ được nhận giấy mời và 1 bộ đồ quân phục cho con tham gia. Nghe xong tôi cũng thấy yên tâm và nhắn lên group là sẵn sàng tham gia tiếp nhưng họ nói hết giờ rồi”, chị D. kể.

Tối ngày hôm đó, chị D. bắt đầu lên mạng tìm hiểu thông tin, không thấy thông tin cảnh báo lừa đảo về việc cho con tham gia trại hè quân đội nên chị không nghĩ mình đang bị lừa. Đặc biệt, trong nhóm có thành viên còn nhắn tin tâm sự, chia sẻ chuyện gia đình, nuôi dạy con cái… với chị cả đêm khiến chị không còn lo lắng, nghi ngờ. Họ còn nói khi nào có giấy mời chính thức sẽ báo cho chị. 

trai he.jpg
Thư mời có địa chỉ email, số hotline để phụ huynh tin tưởng. Ảnh NVCC

Sáng ngày hôm sau, khoảng 8h30 ngày 31/3, phụ huynh này khoe giấy mời khiến chị D. vội vàng liên lạc, sẵn sàng để làm bài test.

“Tôi bắt đầu mất tiền từ đây. Chỉ ước có hai từ giá như, giá như tôi không vội vàng”, chị D. nói.

Giống như kịch bản cũ, lần này chị được yêu cầu chuyển khoản 3,2 triệu đồng để mua vật phẩm, nhận lại tiền sau 3-5 phút. Đến một vật khác trị giá 10,5 triệu đồng, chị D. hoang mang thì được phụ huynh giả trên trấn an “chuyển nốt lần này nữa là xong”. 

Chị D. định chuyển khoản lần này nữa sẽ dừng lại nhưng lần này họ không trả lại tiền cho chị mà yêu cầu phải làm một lệnh chuyển 35 triệu đồng nữa mới hoàn thành.

Quá lo lắng, chị D. xin được rút tiền về nhưng họ bắt buộc phải hoàn thành nếu không tài khoản sẽ bị treo 24-36 tháng mới lấy được. Thấy chị D. nói không đủ tiền tiền để đóng, họ lại thúc giục chị cố gắng, chỉ còn vòng này nữa là hoàn thành, nếu không sẽ không có cơ hội. Chị chỉ có 5 phút, quá thời gian trên sẽ “đóng bài”, đồng nghĩa với việc bị treo tiền.

“Lúc này, chân tay tôi run rẩy, sợ bị chồng la nên lén đi ra ngoài để thực hiện lệnh. Tôi dường như bị mất kiểm soát. Mọi người trong group thi nhau chuyển tiền khiến tôi lo sốt vó nếu không làm theo sẽ bị mất trắng”.

trai he lua dao 5.jpg
Trên mạng Facebook xuất hiện nhiều trang Fanpage giả mạo. Các trang này thường đăng tải nhiều hoạt động, hình ảnh, có nhiều lượt like khiến nhiều phụ huynh bị sập bẫy. Ảnh chụp màn hình 

Thế nhưng, sau khi chuyển 35 triệu lần 1, nhóm lừa đảo tiếp tục yêu cầu chị thực hiện lệnh chuyển 35 triệu lần 2 do chị thực hiện sai cú pháp. Chị D. phải vay mượn tiền của bạn để nộp vào với hi vọng lấy lại được số tiền đã mất. Chỉ trong vòng 30 phút, chị D. đã chuyển 81,5 triệu đồng.

Nhóm lừa đảo còn yêu cầu chị D. chuyển thêm 91 triệu đồng. Đến lúc này, chị D. mới tin rằng mình đã bị lừa. 

Hiện tại, những trang trại hè quân đội tương tự đang xuất hiện rất nhiều trên facebook. Chị D. chia sẻ câu chuyện để mọi người cảnh giác, không bị lừa giống mình. 

Công an TP Đà Nẵng vừa đưa ra cảnh báo khẩn, nêu rõ: Hiện nay, có một số trang Facebook như "Trại hè kỹ năng, Học kỳ CAND" đăng tin giới thiệu sẽ tổ chức chương trình trại hè cho học sinh tại TP Đà Nẵng tại địa chỉ 183A Phan Đăng Lưu và 80 Lê Lợi (P.Thạch Thang, Q.Hải Châu). Theo Công an TP Đà Nẵng, hoạt động này chỉ có Đoàn thanh niên công an các tỉnh thành trên toàn quốc được phép thực hiện, không có đơn vị nào được phép tổ chức. Tại Đà Nẵng, Đoàn Thanh niên Công an TP chưa tổ chức hoạt động này. 

Hà Nội xuất hiện thủ đoạn lừa đảo mới 'học sinh nợ tiền mua hàng'

Hà Nội xuất hiện thủ đoạn lừa đảo mới 'học sinh nợ tiền mua hàng'

Sau chiêu lừa 'con cấp cứu ở bệnh viện', những ngày gần đây, tại Hà Nội lại tiếp tục xuất hiện phương thức lừa đảo mới.

    热门排行

    友情链接