Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Đình Chinh cho biết trong buổi họp cuối năm học 2022-2023,ùigiờvàohọclúchQuyếtđịnhdámnghĩdámlàmdámchịutráchnhiệoxbet. cc nhà trường đã lấy ý kiến phụ huynh về việc lùi thời gian vào học buổi sángtừ 8h và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh. Vì thế, nhà trường đã thông báo với phụ huynh về thời gian biểu này. Theo đó, năm học 2023-2024 trường sẽ lùi thời gian vào học 15 phút so với năm học trước, từ 7h45 lên 8h. Đại diện trường cho biết chỉ lùi thời gian 15 phút so với trước nhưng theo hướng hợp lý hơn. Vì việc vào học lúc 8h sẽ giúp học sinh có thể đảm bảo giấc ngủ cũng như bữa sáng cho học sinh. Tuy nhiên, việc lãnh đạo Phòng GD-ĐT TP.HCM còn băn khoăn, yêu cầu nhà trường giải trình về vấn đề này đang khiến dư luận xôn xao. Thực tế, việc thay đổi giờ học, lùi thời gian vào học... nên phù hợp với đặc điểm khí hậu của từng vùng miền, từng quốc gia, đặc điểm tâm sinh lý, điều kiện xã hội... Bên cạnh đó, thời gian học của từng trường nên do hiệu trưởng quyết định sau khi lấy ý kiến học sinh, phụ huynh. Việc thầy Văn Nhật Phương - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Đình Chinh, quyết định lùi thời gian vào học lúc 8h thay vì 7h45 như trước thể hiện sự mạnh dạn, “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”. Đây là một sáng kiến tốt, có thể nhân rộng với nhiều trường để học sinh có thêm thời gian nghỉ, chuẩn bị bài cho ngày học mới. Không riêng ở cấp tiểu học và không chỉ lùi thời gian vào học buổi sáng, tôi cho rằng ở cấp THCS, một số trường ở vùng, miền có điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên lùi thời gian vào học buổi chiều, bắt đầu từ 13h30 thay vì 13h như hiện nay. Buổi chiều, để vào lớp đúng 13h, học sinh phải đi từ 12h30 và không có giấc ngủ trưa ít nhất 30 phút, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng tiếp thu kiến thức. Tuy vậy, một số lãnh đạo trường học cho rằng việc lùi thời gian vào học rất khó thực hiện vì sẽ ảnh hưởng đến chương trình học. Thực tế, hằng năm, Bộ GD-ĐT ban hành khung thời năm học, thực hiện cho cả nước. Căn cứ vào đó, các Sở GD-ĐT có kế hoạch xây dựng khung thời gian học phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, đối tượng học sinh. Đồng thời Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT cũng cho phép các trường tự chủ, chủ động trong việc xây dựng thực hiện kế hoạch dạy học, ngay cả kế hoạch bài dạy (giáo án). Đây chính là cơ sở pháp lý để các trường thực hiện thiết kế chương trình, thời gian học phù hợp. Vấn đề ở chỗ hiệu trưởng có “dám làm” hay không. Thiết nghĩ, nếu giờ vào học chưa hợp lý, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh, gây khó khăn cho giờ đi lại, làm việc của cha mẹ học sinh thì cần có sự điều chỉnh. Trước đó, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2022, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cũng đã thông tin về việc giờ vào học chưa phù hợp, ảnh hưởng đến học sinh và gây khó khăn cho phụ huynh khi đưa đón con đến trường. Theo Thứ trưởng Sơn, giờ học tưởng chừng là một việc nhỏ, nhưng có tác động rất lớn. Lý do số giờ ngủ của học sinh rất quan trọng đối với việc học tập, đã có nghiên cứu điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả của học sinh. Bên cạnh đó, theo nhiều nghiên cứu, không chỉ học sinh Việt Nam mà học sinh nhiều nước có xu hướng đi ngủ muộn. Việc ngủ muộn, học sớm sẽ rất ảnh hưởng đến kết quả học tập. "Tất nhiên việc này, tuỳ theo từng địa phương, theo từng mùa. Ví dụ, tại Châu Âu, học sinh giờ đi học rất muộn, kể cả sinh viên. Nhưng ở Việt Nam thời tiết mùa đông và mùa hè khác hẳn nhau", ông Sơn nói. Việc thay đổi giờ học theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn liên quan quan tới giờ làm của cha mẹ, giờ hành chính của các địa phương. Nếu giờ vào học chưa hợp lý, ảnh hưởng sức khoẻ, ảnh hưởng tới kết quả học tập của học sinh và gây khó khăn cho giờ đi lại làm việc của cha mẹ nhất thiết phải điều chỉnh. Trước khi quyết định giờ học của học sinh, nhà trường cần khảo sát ý kiến của phụ huynh và đương nhiên việc này cũng tùy từng địa phương, tùy tình hình giao thông ở thành thị và nông thôn.
Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)
|