- Lời tòa soạn:Chương trình "60 phút mở" do nhà báo Tạ Bích Loan dẫn chương trình với chủ đề về làm từ thiện đang tạo ra nhiều ý kiến khác nhau. VietNamNet giới thiệu góc nhìn của nhà báo Hồng Ngọc về câu chuyện làm từ thiện.
Mỗi hành vi cho đi đều mang hai ý nghĩa vị tha và vị kỷ. Vị tha vì nó mang đến lợi ích cho người khác. Vị kỷ vì nó mang đến cảm xúc tích cực của người cho,ừthiệnnhântrườnghợpTạBíkết quả trận hà lan hôm nay mà nói quá lên có thể xem như một dạng giải thoát tinh thần từ bên trong, mà với nhiều người, đó là ý nghĩa quan trọng của cuộc sống. Tất nhiên, ở đây chúng ta chỉ xét đến hành vi cho thật sự, chứ ko phải cho để nổi tiếng hay đổi lại những lợi ích khác.
Nhưng nếu như mọi hoạt động từ thiện đều có điểm chung về sự vị kỷ, thì sự vị tha lại rất dễ gây tranh luận. Đó là câu chuyện cho con cá hay cho cần câu.
Cho cá luôn mang đến lợi ích dễ nhận thấy, tức thời. Nó đặc biệt phù hợp với những hoàn cảnh cơ nhỡ tạm thời, những người không hoặc chưa có khả năng lao động như trẻ em mồ côi, người tàn tật, người già neo đơn, người gặp thiên tai...
Với những thành phần khác, cho cá luôn mang đến rủi ro bị lợi dụng. Khi đó, hành vi cho cá của ta thoạt nhiên là vị tha, nhưng gián tiếp khuyến khích sự lười biếng và ỷ lại của người nhận, lại trở thành hành vi hại người chứ ko phải vì người khác. Ta gọi đó là hành vi vị tha bị tha hóa.
Người phương Tây thường duy lý hơn người Á Đông. Đó là lý do họ rất ít khi làm từ thiện kiểu cho cá.
Bill Gates chẳng cho tiền ai, chẳng cho thêm ai miếng thịt vào bữa ăn, chỉ nhăm nhăm bỏ tiền nghiên cứu việc ngăn chặn các bệnh lây nhiễm, hay đơn giản là nghiên cứu việc làm hệ thống nhà vệ sinh chi phí thấp nhưng tăng tính vệ sinh, an toàn cho những cộng đồng nghèo khó để hạn chế nguy cơ bệnh tật của họ.
Những tỷ phú khác, nếu không lập ra quỹ từ thiện có chương trình hành động riêng theo cách thức tương tự thì cũng tìm một quỹ nào đó như của Bill Gates để tài trợ. Họ đều có một điểm chung là thường không cho cá.
Dù cho cá hay cho cần, người phương Tây cũng cho theo cách hướng đến cộng đồng chứ ko phải hướng đến cá nhân. Khi việc nhận là mang tính cộng đồng, việc nhận sẽ được kiểm soát tốt hơn để đáp ứng đúng mục đích mà người cho mong muốn. Và khi việc nhận là mang tính cộng đồng, chúng ta dễ nhận ra đã làm cho một cộng đồng trở nên tốt hơn, thay vì chỉ làm cho một vài mảnh đời tạm thời có vẻ như tốt hơn.