"Lòng ích kỷ và tham lam đã thúc đẩy hệ thống này vận hành. Càng ngày tôi càng trở nên bi quan hơn về bản chất con người. Dường như,Đằngsautròchơibịchỉtríchnhiềunhấhà nội vs thanh hoá chính lòng tham đã khiến con người tạo ra xã hội mà họ cảm thấy thoải mái nhất".
Biên kịch kiêm đạo diễn Hwang Dong Hyuk chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Variety.
Thông qua Squid Game, người đàn ông 54 tuổi muốn kể câu chuyện về sự cạnh tranh khốc liệt để đạt được lợi ích, một thứ quá quen thuộc trong cuộc sống. Thế nhưng, điều đáng báo động là bài học sai lệch từ bộ phim này đang bị một số người biến thành trò chơi ngoài đời thực.
Một trong những bài học đang bị chỉ trích là trò chơi "bánh mì hay xổ số".
Trong tập mở mànSquid Game 2, nhân vật "người chiêu mộ" do Gong Yoo thủ vai xuất hiện như bóng ma giữa đời thực, gieo rắc mầm mống của sự tuyệt vọng. Anh ta tiếp cận những người vô gia cư và đưa cho họ hai lựa chọn: bánh mì tươi hoặc thẻ cào xổ số. Phần lớn mọi người chọn phương án hai, và tất nhiên không ai trúng thưởng.
Sau đó, nhân vật của Gong Yoo đổ tất cả ổ bánh mì chưa được chọn nhưng vẫn còn nguyên vẹn xuống đất và giẫm nát chúng, khiến những người vô gia cư phải kêu khóc.
"Tôi đã cho các người một cơ hội và các người đã đưa ra lựa chọn của mình. Tôi không vứt bỏ chúng. Là các người, thưa quý ông và quý bà", người đàn ông nói.
Gong Yoo trong cảnh phim gây bức xúc. Ảnh: Netflix. |
Theo tác giả Hazeeq Sukri của CNA, đây là cảnh phim minh họa rõ nét cho sự lừa dối trong cách vận hành của một hệ thống. Một hệ thống do người có quyền lực thiết kế ra, tạo cho kẻ yếu thế cảm giác rằng họ đang có quyền lựa chọn, nhưng thực tế lại thao túng họ để đưa ra những quyết định đi ngược lại lợi ích của chính mình.
Điều này tương tự cách những trò chơi chết người trong Squid Game 2, nơi người chơi luôn ảo tưởng rằng mình có cơ hội để chiến thắng, nhưng thực chất, họ chỉ là những con tốt trên bàn cờ của kẻ mạnh.
Đến gần đây, một số nhà sáng tạo nội dung khắp thế giới đã tái hiện cảnh "bánh mì hay xổ số" ngoài đời thực, và thậm chí giẫm đạp lên bánh mì giống trong phim. Hành động đó gây ra làn sóng phản ứng dữ dội.
Hazeeq Sukri cho rằng những người tạo ra các nội dung hoàn toàn phớt lờ sự bất công mang tính hệ thống. Họ quên rằng chính những điều đó đã đẩy những người vô gia cư vào hoàn cảnh khó khăn hiện tại. Thay vào đó, họ lợi dụng cảnh phim đang viral để tạo ra những nội dung gây sốc, che đậy sự tàn nhẫn của mình dưới chiêu bài "quyền lựa chọn".
Tác giả này chỉ ra, các influencer và nhân vật "người tuyển dụng" trong Squid Game đều có điểm chung là "sử dụng người mắc nợ để mua vui".
Bài đánh giá củaThe Guardian chê trò chơi xổ số đơn giản, thiếu tính chiến thuật và gây cảm giác bất công. Tác giả viết: "Tính chất ngẫu nhiên của trò xổ số giống trò lừa rẻ tiền, làm giảm sự hấp dẫn và chiều sâu chiến lược vốn làm nên sức lôi cuốn của mùa đầu".
Trên Variety, tác giả nhận xét cảnh mở đầu với "xổ số hay bánh mì" là bước thụt lùi trong cách xây dựng cốt truyện. Tạp chí cho rằng trò chơi này làm mất tính kịch tính và cảm thấy đây là sự "dựa dẫm" vào may mắn thay vì thông minh.
Trong khi IGN xem đây là "lựa chọn viết lười biếng, hy sinh sự phát triển nhân vật để có một sự loại bỏ nhanh chóng", Collidercũng đăng bài phê phán tương tự.
Phần 2 của Squid Gamebị chê nhàm chán, thiếu sáng tạo so với mùa đầu. Ảnh: Netflix. |
Các bài bình luận trên Redditchỉ trích cảnh này không phù hợp tinh thần của series và cảm thấy nhàm chán, thiếu sáng tạo. Họ cũng thể hiện nỗi thất vọng vì trò chơi quá ngẫu nhiên và không công bằng. "Trò chơi xổ số chỉ là một sự lãng phí thời gian", "Có vẻ như các nhà biên kịch đã hết ý tưởng"... là ý kiến của dân mạng.
Nhiều người dùng X bày tỏ sự thất vọng, đi kèm các hashtag như #squidgame2 và #lotterygame, cùng với những bình luận tiêu cực, cho rằng đây là cảnh "nhàm chán nhất" trong toàn bộ mùa 2.
Theo giới chuyên gia, loạt tranh cãi xung quanh trò chơi "xổ số hay bánh mì" và việc tái hiện cảnh này ngoài đời thực đã cho thấy rằng,Squid Game 2đang bóp méo thông điệp nghệ thuật và sự tàn nhẫn mà con người có thể gây ra khi chạy theo những giá trị sai lệch.
Những cuốn sách hay về ngành Công nghiệp Giải trí
Tủ sách Nghệ thuật - Giải trí giới thiệu những cuốn sách hay và mới nhất về nền công nghiệp giải trí và các bộ môn nghệ thuật đại chúng tiêu biểu. Ngoài ra, tủ sách cũng đề xuất loạt tác phẩm đáng đọc về các nghệ sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới, giúp độc giả hiểu hơn và biết thêm về những câu chuyện hậu trường, chưa từng được tiết lộ.
顶: 281踩: 376
评论专区