发布时间:2025-01-10 07:10:40 来源:Xổ số 88 作者:Nhà cái uy tín
Sáng 10/1/2014,ứtrưởngLêNamThắngTácđộngcủađổimãvùngdịchvụcốđịnhrấtthấdự đoán roma Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng đã có cuộc trao đổi với báo chí về những điểm đáng chú ý trong quy hoạch kho số viễn thông, một vấn đề nóng đang được dư luận rất quan tâm, và đang có nhiều thông tin chưa thực sự chính xác.
Bộ TT&TT vừa ban hành Thông tư số 22 về quy hoạch kho số viễn thông. Tại sao cần phải ban hành quy hoạch này vừa dựa trên căn cứ nào để đưa ra quy hoạch, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Như chúng ta biết, năm 2009, Quốc hội thông qua Luật Viễn thông, có hiệu lực từ ngày 1/6/2010.
Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 25 để hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông, trong đó quy định rõ kho số là tài nguyên viễn thông quốc gia, giao Bộ TT&TT phải xây dựng và ban hành quy hoạch kho số viễn thông theo hướng bảo đảm cho quản lý sử dụng tài nguyên viễn thông, trong đó có kho số viễn thông làm sao được hiệu quả nhất, phục vụ tốt nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội, cũng như nhu cầu thông tin liên lạc của người dân.
Đó là sở cứ quan trọng để Bộ TT&TT nghiên cứu xây dựng và ban hành Thông tư về quy hoạch kho số.
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật đấy, Bộ TT&TT đã làm việc với các doanh nghiệp viễn thông, khảo sát đánh giá tình hình thực tế sự phát triển của thị trường và công nghệ để từ đó đưa ra quy hoạch kho số bảo đảm cho việc sử dụng tài nguyên hiệu quả, và bảo đảm tính bền vững của quy hoạch này trong một thời gian dài, tránh chuyện thường xuyên thay đổi các mã số ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trên cơ sở các căn cứ pháp luật cũng như nghiên cứu thực tế phát triển của thị trường và công nghệ, Bộ TT&TT vừa qua đã ban hành Thông tư số 22 về quy hoạch kho số viễn thông.
Về lý do phải ban hành quy hoạch này, thì thứ nhất, quy hoạch kho số viễn thông, đặc biệt là mã vùng, mã mạng đã tồn tại cách đây hơn 50 năm, từ khi có ngành viễn thông Việt Nam. Đến năm 2008, chúng ta có điều chỉnh một chút là thêm đầu mạng có 3 chữ số. Còn về cơ bản các quy hoạch về mã vùng, mã mạng đã tồn tại 50 năm nay, không thay đổi. Trong 50 năm đó, môi trường kinh doanh viễn thông, các công nghệ viễn thông đã thay đổi nhanh chóng.
Cách đây chỉ 15 năm trước, hầu như dịch vụ thông tin di động còn rất hạn chế. Số người sử dụng dịch vụ thông tin di động rất thấp, có thể tính chỉ có vài triệu người, còn số người sử dụng dịch vụ điện thoại cố định lên đến hàng chục triệu người. Nhưng 15 năm qua, bức tranh đã thay đổi rất nhanh chóng. Về mặt công nghệ thì dịch vụ điện thoại cố định ngày càng giảm, và dịch vụ di động ngày càng phát triển. Hiện nay cả nước có gần 140 triệu thuê bao điện thoại, trong đó khoảng gần 133 thuê bao điện thoại di động. Bức tranh đã thay đổi hoàn toàn. Trong khi đầu mã để dùng cho quy hoạch mã vùng và mã mạng chỉ có 9 đầu mã (từ đầu 1 đến đầu 9), trong đó 7 mã đã sử dụng cho điện thoại cố định, 2 mã là đầu 9 và đầu 1 dùng cho điện thoại di động. Dẫn đến bất cập là số mã mạng rất ít trong khi số thuê bao điện thoại di động lại rất lớn. Số thuê bao cố định rất ít nhưng lại được sử dụng số mã mạng rất nhiều. Đấy là bất cập rất cơ bản.
Để giải quyết bất cập ấy, trong năm 2008, chúng ta đã phải có giải pháp tình thế, là bắt buộc phải thêm mã mạng có độ dài là 3 chữ số, dẫn đến việc bây giờ có thuê bao 10 số, có thuê bao11 số. Nếu chúng ta tiếp tục để tình trạng này diễn ra thì ngày càng bất cập, vì số thuê bao điện thoại cố định trong trong 1 vài năm tới thậm chí có thể giảm xuống còn một vài triệu thuê bao, còn số thuê bao di động ngày càng tăng. Đặc biệt, hiện nay chúng ta biết kết nối di động không chỉ giữa người với người, mà cả giữa người với máy, máy với máy. Theo dự đoán của các tổ chức thế giới thì đến năm 2050, trên thế giới có khoảng 50 tỷ kết nối. Nếu chúng ta không có quy hoạch các đầu số di động thì sẽ không đủ để kết nối. Bây giờ tất cả các thiết bị trong nhà, từ bếp điện, máy giặt… trong xu hướng hình thành công nghệ nhà thông minh đều có khả năng kết nối, thì với đầu số di động hiện nay không thể bảo đảm kết nối giữa người với người, chưa nói là kết nối giữa máy với máy trong tương lai. Để bảo đảm sự phát triển công nghệ trong thời gian dài khoảng 30 – 50 năm tới thì chúng ta phải quy hoạch, tổ chức lại để số lượng mã mạng dùng cho di động tăng lên, đáp ứng nhu cầu kết nối giữa người với người, máy với máy, còn đầu số dùng cho mã vùng phục vụ cho điện thoại cố định giảm đi, phù hợp với xu hướng các thuê bao, dịch vụ điện thoại cố định ngày càng giảm.
Lý do khác nữa của sự cần thiết phải thay đổi quy hoạch kho số là về môi trường. 15 năm trước môi trường viễn thông tại Việt Nam là môi trường độc quyền. Chúng ta chỉ có một doanh nghiệp VNPT trước năm 2000. Giờ chúng ta đã có hơn chục doanh nghiệp có hạ tầng mạng, hàng trăm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, thì số lượng đối tượng cần sử dụng các mã số tăng lên rất nhiều. Ví dụ, trước đây chúng ta không có khái niệm nhà cung cấp dịch vụ nội dung, nhưng những năm gần đây, với sự phát triển của Internet và thiết bị điện thoại thông minh, thì các dịch vụ nội dung phát triển rất mạnh. Trước đây chúng ta không bố trí các đầu số cho nhà cung cấp dịch vụ nội dung. Bây giờ chính là lúc chúng ta phải quy hoạch lại để phù hợp với thị trường trong môi trường hoạt động cạnh tranh, có nhiều doanh nghiệp tham gia.
Đó là những sở cứ cần thiết phải xây dựng quy hoạch kho số mới đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và của công nghệ, thị trường.
Bộ TT&TT đã tính toán, dự liệu ảnh hưởng của quy hoạch đến người sử dụng hay chưa?
Trong quy hoạch mới thì thay đổi lớn thứ nhất là quy hoạch lại mã vùng. Thực tế, mã vùng hiện chỉ phục vụ các cuộc gọi cố định, đặc biệt là chỉ dùng cho các cuộc gọi đường dài. Theo số liệu thống kê từ báo co của các doanh nghiệp thì tổng lưu lượng của các cuộc gọi đường dài, cố định gọi đường dài, các cuộc gọi từ di động gọi vào các máy cố định, và các cuộc gọi từ quốc tế vào máy cố định vào Việt Nam…, tóm lại là lưu lượng tất cả các cuộc gọi có sử dụng đầu mã vùng chỉ chiếm 1,6% tổng lưu lượng viễn thông Việt Nam.
相关文章
随便看看