PGS.TS Phạm Thanh Bình,ướcmắtrơinơituyếnđầuchốngdịkqbd hôm qua và rạng sáng nay Chủ tịch Công đoàn y tế Việt Nam đã rơi nước mắt khi nói về những mất mát của lực lượng y bác sĩ tuyến đầu trong cuộc chiến với Covid-19. Bà cho biết, con số 2.380 nhân viên y tế mắc Covid-19 có thể là thống kê chưa đầy đủ và “sẽ còn tăng lên nhiều nữa”.
3 nhân viên y tế mãi mãi nằm lại trong cuộc chiến chống lại dịch Covid-19, gồm 2 điều dưỡng tại TP.HCM và 1 nữ hộ sinh tại Bình Dương. Trong đó, nữ hộ sinh D.N.T.T. công tác tại Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương tử vong khi mang thai hơn 20 tuần tuổi.
Có cơ hội đồng hành với các đoàn y bác sĩ tuyến đầu, PGS Bình tâm sự, một số bác sĩ phải trải qua áp lực rất lớn khi đối mặt với sự ra đi nhanh chóng của bệnh nhân. “Nhiều cán bộ đã khóc, stress nặng khi không cứu được bệnh nhân. Rồi họ cũng phải nhìn chính những đồng nghiệp của mình hy sinh. Đó là nỗi đau, trăn trở rất lớn với y bác sĩ”, PGS Bình chia sẻ.
Gánh nặng ngành y và sự hy sinh của đội ngũ tuyến đầu
Tại tọa đàm trực tuyến Bảo vệ blouse trắng nơi tuyến đầu ngày 19/8, Ths.BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế nói: “Cả nước đang phải đối mặt với đợt dịch Covid-19 khốc liệt chưa từng có, là gánh nặng, thách thức rất lớn với ngành y”.
3 tháng nay, các y bác sĩ, sinh viên ngành y tham gia chống dịch ở tất cả vị trí, từ chăm sóc, điều trị bệnh nhân, đi lấy mẫu, xét nghiệm, truy vết đến tiêm chủng cho người dân.
“Anh em trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhân Covid-19 và nhóm lấy mẫu xét nghiệm là lực lượng vất vả nhất. Họ làm việc liên tục trong bộ đồ bảo hộ kín, ca trực lên đến 8 giờ mỗi ngày. Điều kiện thời tiết nóng bức, không có điều hòa ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thầy thuốc. Các y bác sĩ đã phải hy sinh, vất vả trong thời gian dài”, ThS Khoa nói.
Nhân viên y tế vận chuyển vật tư vào Bệnh viện dã chiến tại TP.HCM - Ảnh: Trương Thanh Tùng |
Thống kê sơ bộ, tính riêng lực lượng vào chi viện cho các tỉnh thành phía Nam đã có khoảng 12.000 y bác sĩ, trong đó có 7.000 nhân lực do Bộ Y tế điều động và 5.000 cán bộ do các địa phương cử đi.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là nhân lực chi viện cho 3 tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang từ đầu tháng 7/2021.