PC-Covid kết nối,ôngtintrêtỷ lệ kèo chính xác liên thông với 4 nguồn dữ liệu lớn
Vào ngày 30/9, ứng dụng phòng chống dịch PC-Covid đã được Apple và Google duyệt đưa lên các kho ứng dụng App Store và Google Play.
Là ứng dụng được 3 Bộ Y tế, Công an và TT&TT chủ trì triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, PC-Covid tổng hợp các tính năng hiện có của các app chống dịch như NCOVI, Bluezone, VHD… và được thiết kế lại để thuận tiện nhất cho người dùng. PC-Covid về cơ bản là sự tổng hợp các tính năng: Khai báo y tế; Phản ánh; Quét mã QR; Thông tin tiêm, xét nghiệm...
Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia (gọi tắt là Trung tâm Công nghệ), đơn vị vận hành ứng dụng PC-Covid cho biết: Có 4 nguồn dữ liệu quan trọng cần được kết nối, liên thông với PC-Covid để ứng dụng này có thể hoạt động tốt, đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch cũng như nhu cầu của người dân.
Đó là, dữ liệu tiêm chủng từ nền tảng quản lý tiêm chủng, dữ liệu từ nền tảng hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến, dữ liệu bảo hiểm xã hội của người dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; và dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
“Đến thời điểm hiện tại, các dữ liệu này đã được kết nối, liên thông và đảm bảo về mặt kỹ thuật”, đại diện Trung tâm Công nghệ cho hay.
Dẫu vậy, thời gian qua và nhất là trong ngày đầu tiên ứng dụng PC-Covid có mặt trên Apple Store và CH Play, một số người dân đã gặp tình trạng thông tin hiển thị trên app này, bao gồm cả thông tin tiêm chủng và xét nghiệm, bị thiếu chính xác.
Chẳng hạn như: Sai ngày sinh, năm sinh, số điện thoại không đúng, người dân đã tiêm chủng đủ 2 mũi nhưng trên PC-Covid chỉ hiển thị 1 mũi, dữ liệu trong Sổ sức khỏe tiêm chủng và nền tảng tiêm chủng Covid-19 quốc gia ghi nhận người dân đã tiêm chủng, nhưng trên app thông tin hiển thị “Chưa có thông tin từ nền tảng tiêm chủng”…
Lý giải về các trường hợp trên, đại diện Trung tâm Công nghệ chỉ ra rằng có nhiều nguyên nhân khiến cho dù đã kết nối, liên thông dữ liệu nhưng thông tin cá nhân, thông tin về tiêm chủng, xét nghiệm của người dân còn có chưa hiển thị hoặc hiển thị không đúng.
Trong đó, một trong những lý do là vì PC-Covid mới được chuyển đổi, nâng cấp nên có sự thiếu ổn định về mặt kỹ thuật. Ví quá trình chuyển đổi, nâng cấp giữa các ứng dụng phục vụ 1 tập người dùng rất lớn – khoảng 45 triệu lượt tải và hơn 20 triệu người dùng hàng tuần ở môi trường mạng, cũng tương tự như chuyển đổi 1 văn phòng trong thế giới thực, đại diện Trung tâm công nghệ cho rằng khó tránh khỏi trong ngày đầu chuyển đổi, hệ thống bị giảm hiệu năng và dữ liệu chưa kịp đồng bộ.
Quá trình chuyển đổi tập ứng dụng lên PC-Covid có thể dẫn đến hệ quả là dữ liệu của người dân chưa kịp đồng bộ. |
Để thuận tiện cho người dân, các ứng dụng Bluezone, NCOVI sẽ tự động cập nhật thông tin cá nhân, dữ liệu tiêm chủng, xét nghiệm từ các cơ sở dữ liệu, nền tảng lên PC-Covid. Theo thống kê sơ bộ, riêng trong ngày đầu tiên PC-Covid có mặt trên các kho ứng dụng, đã có tới 1,7 triệu lượt truy vấn cho các hệ thống. “Khi chuyển đổi vài chục triệu user, dữ liệu của các user này được đồng nhất từ rất nhiều hệ thống. Và hệ quả là có thể xảy ra sự thiếu đồng bộ dữ liệu trong thời gian đầu”, đại diện Trung tâm Công nghệ nêu.
Giải quyết vấn đề trên, đội ngũ Trung tâm Công nghệ đã trực cả đêm 30/9 để nâng cấp, chuyển đổi hạ tầng và đến ngày 1/10 dù vẫn còn một số trục trặc nhỏ. Song hoạt động PC-Covid, việc đồng bộ dữ liệu đã được cải thiện hơn nhiều so với ngày đầu ứng dụng này mới được đưa lên Apple Store và CH Play.
Thông tin trên PC-Covid có sai sót, người dân cần làm gì?
Mặt khác, phân tích kỹ hơn về thực tế dù đã kết nối, liên thông giữa các hệ thống, song dữ liệu cá nhân cũng như thông tin tiêm chủng, xét nghiệm của không ít người dân vẫn không chuẩn. Sở dĩ như vậy, là do có 1 giai đoạn và cho đến nay vẫn còn tình trạng có những cơ sở tiêm chủng, xét nghiệm không dùng nền tảng công nghệ, vẫn thao tác thủ công với dữ liệu lưu trên bản giấy, hay file Excel.
Sau đó, dữ liệu từ bản giấy, file Excel của các cơ sở này mới được thực hiện “nhập đuổi”, “nhập hồi cứu” vào các nền tảng. Đại diện Trung tâm công nghệ nhận định: “Các cơ sở y tế dùng nền tảng công nghệ ngay từ đầu, dữ liệu chắc chắn chuẩn xác. Tuy nhiên do tình trạng “xôi đỗ”, dữ liệu của người dân được nhập lên từ bản giấy vào nền tảng sẽ dễ có sai sót, thiếu chính xác”.
Cụ thể, nền tảng quản lý tiêm chủng dù đã được 63/63 địa phương dùng ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, trong các địa phương, hiện vẫn còn 1 tỷ lệ không nhỏ là “nhập đuổi” dữ liệu, số hóa dữ liệu từ bản cứng.
Với nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến, đến đầu tháng 9, mới có 18 tỉnh, thành triển khai ở các mức độ khác nhau, 28 địa phương có kế hoạch dùng. Như vậy, vẫn còn nhiều tỉnh, thành chưa sử dụng nền tảng, đang quản lý công tác xét nghiệm theo cách thủ công với dữ liệu bản giấy, file Excel.
Nền tảng quản lý tiêm chủng đã được 63 địa phương triển khai ở các mức độ khác nhau. |
Ngoài ra, trong bối cảnh các cơ sở y tế ưu tiên tiêm nhanh, xét nghiệm nhanh, thực tế đã có nhiều trường hợp người dân không khai đúng thông tin cá nhân, dẫn đến chuyện khi cập nhật lên, dữ liệu tiêm, xét nghiệm cũng không hiển thị đúng.
Khẳng định các sai sót về thông tin của người dân đã, đang và sẽ được xử lý, đại diện Trung tâm công nghệ cho biết thêm: “Hiện đã có kênh phản ánh dữ liệu tiêm chủng. Dự kiến đầu tuần tới, sẽ có kênh phản ánh về PC-Covid. Khi đó, nếu thấy bị sai thông tin, người dân cũng có thể phản ánh lên nền tảng và Trung tâm sẽ huy động lực lượng xử lý”.
Vân Anh
Theo đại diện Bộ TT&TT, để PC-Covid và các nền tảng công nghệ đi vào cuộc sống sâu hơn, một công cụ phản ánh và tiếp nhận phản ánh của người dùng về ứng dụng phòng chống dịch này đang được xây dựng, thử nghiệm.