Sáng 24/4,àNộiđượcbìnhchọnvàodanhsáchthànhphốthôngminhnhấtthếgiớbảng xếp hạng c3 châu âu Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi sốchủ trì phiên họp trực tuyến lần thứ 8 của ủy ban.
Tham dự tại điểm cầu thành phố Hà Nội có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh và Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải.
Chuẩn bị ra mắt ứng dụng “Ha Noi -S”
Phát biểu thảo luận tại phiên họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải cho biết, công tác chuyển đổi số của thành phố đã đạt một số kết quả quan trọng bước đầu như Hà Nội nằm trong danh sách 100 thành phố thông minh nhất thế giới năm 2024, do Viện Phát triển và Quản lý quốc tế (IMD) phối hợp với Tổ chức thành phố thông minh bền vững thế giới (WeGO) bình chọn.
Ba trục mục tiêu “Hạ tầng số - Nền tảng số - Dữ liệu số “ cùng hai trục yêu cầu “An toàn thông tin và Phát triển dịch vụ” được thực hiện đồng bộ, bài bản, bảo đảm hiệu quả và thực chất, ứng dụng thực tiễn công tác chỉ đạo, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Nổi bật trong đó, lần đầu tiên lãnh đạo thành phố đã thực hiện ký số hoàn toàn trên hệ thống phần mềm dùng chung quản lý văn bản và điều hành thành phố; 100% các cơ quan nhà nước thành phố đã triển khai ký số văn bản; thực hiện việc xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng; một số hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin dùng chung đã được triển khai tới 3 cấp chính quyền nhằm phục vụ tốt hơn hoạt động nội bộ và phục vụ giải quyết thủ tục hành chính.
Thành phố cũng nghiên cứu, phát triển và chuẩn bị ra mắt ứng dụng “Ha Noi -S” với nhiều tiện ích đưa người dân, doanh nghiệp tiếp cận với cơ quan hành chính nhà nước của thành phố theo một phương thức mới, thay đổi hoàn toàn mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân trên nền tảng số.
Một số dịch vụ thiết thực khu vực nội đô được chỉ đạo triển khai nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp, như hoàn thành kết nối hồ sơ sức khỏe điện tử với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trên 1,5 triệu người dân được tạo lập đầy đủ hồ sơ trên hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố; 100% các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế áp dụng dùng căn cước công dân để tra cứu thông tin; trên 14,4 triệu lượt khám chữa bệnh được đồng bộ từ phần mềm quản lý khám chữa bệnh lên Hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố.
Triển khai trông giữ xe hạn chế dùng tiền mặt tại các điểm do Công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội quản lý, bắt đầu từ ngày 15/4. Dịch vụ công trực tuyến cấp phiếu lý lịch tư pháp đã được triển khai cung cấp trên ứng dụng VNeID, bắt đầu từ ngày 22/4 với việc trả kết quả điện tử có giá trị pháp lý như bản giấy…
Tiết giảm tối đa chi phí của người dân
Thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, thành phố tập trung rà soát, xác định đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin; đẩy mạnh các tính năng công nghệ hỗ trợ trong việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến như chữ ký số, nền tảng thanh toán trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ; xây dựng và hình thành hệ thống cơ quan hành chính phục vụ công dân hiện đại, chuyên nghiệp và điện tử.
Hoàn thiện, tăng số lượng các thủ tục hành chính được cung cấp dưới hình thức trực tuyến, đặc biệt tập trung bảo đảm vượt chỉ tiêu dịch vụ công trực tuyến toàn trình, giảm tối đa chi phí của người dân khi thực hiện các giao dịch hành chính.
Tập trung các giải pháp hướng đến xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của thành phố, hình thành trung tâm dữ liệu tập trung phục vụ việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu khác.
Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu là giải pháp quan trọng không chỉ phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành còn là phương thức tối ưu đơn giản thành phần hồ sơ trong các giao dịch của công dân, cắt giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính của người dân và chi phí quản lý của cơ quan hành chính nhà nước.
Thành phố đang giao các đơn vị nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền việc ưu tiên hỗ trợ chữ ký số miễn phí cho công dân khi sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, miễn hoặc hỗ trợ, ưu tiên một phần phí, lệ phí đối với công dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến… các dịch vụ hỗ trợ, các hình thức hỗ trợ vận chuyển bưu chính, thanh toán trực tuyến...
UBND thành phố kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm nghiên cứu, bổ sung các cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực về chuyển đổi số, công nghệ thông tin, an toàn thông tin tại các cơ quan hành chính nhà nước và bổ sung biên chế chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này.
Kiến nghị Bộ Nội vụ sớm ban hành các thông tư, văn bản hướng dẫn về lưu trữ bảo đảm thực hiện Quyết định số 458/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2020-2025".
Kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp các bộ, ngành liên quan sớm ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết về các chỉ tiêu, nhiệm vụ triển khai chuyển đổi số đã giao các địa phương bảo đảm thống nhất, khả thi, tránh chồng chéo; đồng thời các nội dung mang tính chất hướng dẫn cần được thực hiện dưới dạng văn bản có giá trị pháp lý, làm cơ sở địa phương triển khai thực hiện.
Hà Nội cũng đề nghị sớm hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 154/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khu công nghệ thông tin tập trung; đề nghị cần có văn bản hướng dẫn cụ thể, xác định rõ chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp liên quan về mục tiêu cụ thể về phát triển doanh nghiệp công nghệ số là “thúc đẩy phát triển 48.000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương”.
TheoMai Hữu(Báo Hànộimới)