Ra mắt hoành tráng hút về triệu USD rồi bất ngờ... thảm bại_kết quả honda fc

 人参与 | 时间:2025-01-10 05:26:23

Ra mắt hoành tráng hút về triệu USD rồi bất ngờ... thảm bại

Sự ra đi của hàng loạt startup trong năm 2020 cho thấy một ý tưởng giàu tiềm năng nhưng thiếu thực tế, dốc hết tiền bạc để đầu tư, cuối cùng nếm mùi thất bại.

Con gái giấu kín của Bầu Đức, startup lộ diện con trai tỷ phú Phương ThảoRủ nhau ra khách sạn làm việc: Bố mẹ lo lắng, bạn bè khó tinThời điểm sống còn, ông chủ trẻ 'mơ mộng' cạn kiệt, khủng hoảng 

Một cuộc "sàng lọc" quy mô lớn đang diễn ra trên thị trường trong bối cảnh "bình thường mới", dưới tác động của dịch bệnh Covid-19. Thành lập năm 2016, mô hình cốt lõi của WeFit là phát triển một ứng dụng chia sẻ phòng tập các môn thể thao, thể hình, chăm sóc sắc đẹp.

Người dùng sẽ mua gói thành viên kỳ hạn một tháng đến 2 năm để được dùng dịch vụ của tất cả các phòng tập, cơ sở trong danh sách đối tác của WeFit với khẩu hiệu "luyện tập mọi lúc mọi nơi". Trong khi đó, các hệ thống phòng tập cũng có thêm kênh khách hàng vãng lại, và tối ưu hóa các khung giờ vắng khách mà không tốn thêm chi phí.

Sau một năm thành lập, năm 2017, WeFit có 5.000 khách hàng sử dụng hàng tháng, 600 đối tác ở Hà Nội và TP HCM, doanh thu đạt 700.000 USD. Nhờ thế, họ được quỹ ESP Capital đầu tư 155.000 USD. Đến đầu 2019, họ tiếp tục công bố gọi thêm được 1 triệu USD từ CyberAgent Capital, KBInvest và một số nhà đầu tư thiên thần khác.

Ra mắt hoành tráng hút về triệu USD rồi bất ngờ... thảm bại - 1

Tham vọng triệu đô, WeFit tuyên bố phá sản

 

Ý tưởng đẹp nhưng khi hoạt động, WeFit đã bắt đầu bộc lộ những khó khăn. Thời gian đầu, các gói của WeFit ưu đãi rất "bạo". Năm 2018, có thời điểm ứng dụng thu chỉ 2,6 triệu cho một gói tập không giới hạn trong 3 tháng tại TP HCM. Mỗi tháng, khách hàng còn được tặng 3-4 buổi spa miễn phí. Người đăng ký trong thời gian ưu đãi còn được tặng túi thể thao đựng đồ tập. Các chương trình ưu đãi tương tự được ứng dụng thường xuyên chạy liên tục trong năm.

Lấy thu này bù chi kia và vừa phải đầu tư thêm, startup này bắt đầu có những khoản nợ đối tác. Trong khi đó, một bộ phận người dùng của WeFit còn tận dụng những kẽ hở trong chính sách quản lý khiến startup này lỗ nặng. Đầu năm 2020, tân CEO Nguyễn Hải Đăng của WeFit thừa nhận chính sách không giới hạn phát sinh các booking (đặt lịch tập) ảo, nhiều người dùng chung một tài khoản.

Mạnh nhất, sự tác động của dịch bệnh gây tác động nặng nề khiến các đối tác của Wefit ngừng hoạt động 100% trong thời gian trước và trong cách ly. Từ đó không đem lại nguồn thu và số vốn dần cạn kiệt.

Ngày 11/5, Công ty công nghệ Onaclover - chủ sở hữu của ứng dụng WeFit sau được đổi tên thành WeWow, gửi email thông báo cho khách hàng về việc phá sản.

"Sau những khủng hoảng từ đầu năm 2020, mặc dù đã rất nỗ lực để cải tổ, chúng tôi lại khó khăn về tình hình kinh doanh và tài chính do Covid-19, vốn hoạt động của chúng tôi đã cạn kiệt hoàn toàn", thông báo của công ty ghi.

Trên thị trường đặt xe công nghệ, hàng loạt ứng dụng đặt xe sau thời gian ra mắt hoành tráng cũng đang âm thầm rời bỏ thị trường. Đơn cử Aber chào sân hồi tháng 6-2018 với điểm mới không thu chiết khấu của tài xế, tung ra 6 sản phẩm dịch vụ như xe máy, ôtô, giao hàng, xe doanh nghiệp... Chỉ ít tháng, ứng dụng này phải thông báo ngừng hoạt động.

Hay như Lala được hậu thuẫn bởi Ahamove đã phải nói lời giã từ, đóng cửa ở lĩnh vực giao nhận thức ăn vào đầu năm 2019 vì gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các đơn vị như Now, Foody, Grab và Go-Việt.

Cần nhìn vào thực tế

Ông Phạm Duy Hiếu - Phó chủ tịch Quỹ SVF - cho rằng, cần nhìn nhận một cách thực dụng, thực tế về năng lực và tiềm năng của startup. Để làm startup thì trước tiên nên làm người thực tế. Thực tế của doanh nghiệp thể hiện trong việc điều chỉnh tương tác với khách hàng, điều chỉnh nguồn lực của doanh nghiệp.

Ông Hiếu dẫn chứng, trong 3 tháng sau Covid-19, ông đã mang văn hóa điều chỉnh vào công ty. Mỗi tháng, mỗi kỳ, công ty của ông đều rút ra những điều chỉnh và đưa vào thực tế hành đông. Đó là cách SVF đã đi, chính sự điều chỉnh đã dẫn đến thành công của SVF trong các đợt Covid-19 vừa qua. "Nếu bạn nhìn thấy nội dung biên bản các cuộc họp không thay đổi, bạn sẽ biết được kết quả điều chỉnh có hiệu quả hay không", ông nói.

Ra mắt hoành tráng hút về triệu USD rồi bất ngờ... thảm bại - 2
Startup tìm cách vượt qua Covid-19
 

"Giá trị của một công ty không phải là sản phẩm, tờ giấy phép kinh doanh, con người... mà là 'lý tưởng', là ngọn cờ mà người founder đã dựng lên. Khi ngọn cờ vẫn còn được phất, công ty vẫn còn. Bản chất của thành công của một công ty nằm ở cái tâm bình an, liều lĩnh, kiên trì và không bỏ cuộc của người lãnh đạo", ông chia sẻ.

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch Mạng lưới đầu tư thiên thần Việt Nam, cho rằng, khi gọi vốn, startup luôn mang nhiều cảm xúc và tinh thần rất tốt khi nói về niềm tự hào dân tộc, tự hào vùng miền, sự phấn đấu vươn lên. Nhưng, làm Startup, câu hỏi đầu tiên phải được nhắc đến là sản phẩm là gì, thị trường là gì? Các nhà khởi nghiệp phải trả lời được là sản phẩm của doanh nghiệp có phù hợp với nhu cầu thị trường không, thị trường đó có đủ lớn để các nhà đầu tư phải đầu tư thời gian, nhân lực, tiền bạc vào một khởi nghiệp để giúp doanh nghiệp đó phát triển.

Khi Covid-19 ập đến, nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi, hành vi thay đổi. Như vậy, sản phẩm doanh nghiệp đang có liệu có còn phù hợp với thị trường trong giai đoạn bình thường mới không? Nếu sản phẩm không còn phù hợp, Startup phải chuyển động, cần phải thay đổi cả về sản phẩm lẫn cách tiếp cận, thay đổi mô hình kinh doanh để còn liên quan với môi trường mới, thị trường mới, từ đó mới có thể tồn tại và phát triển bền vững.

Chủ tịch mạng lưới đầu tư thiên thần Việt Nam nhận định, Covid-19 là một vấn nạn lớn với mọi người nhưng điều may mắn nó là một sự kiện giúp tất cả chúng ta phải lùi lại một bước, để mọi người cùng nhìn thấy rất rõ và minh bạch hiện trạng của Startup và hệ sinh thái Startup Việt Nam hiện nay.

"Chúng ta cần chân thật với bản thân, người xung quanh và nhà đầu tư việc chúng ta chuẩn bị cho sự phát triển tiếp theo như thế nào trong thời kỳ mới chứ không còn là những thứ lấp lánh mà chúng ta thường nói tới nữa", theo bà Nguyễn Phi Vân.

Bà Lê Diệp Kiều Trang - sáng lập Quỹ Alabaster - cho rằng, chuyển đổi số mở ra sự công bằng cho tất cả doanh nghiệp và bình đẳng thị trường. Thế giới hôm nay chúng ta nói về bình thường mới, vậy thì sau Covid-19, thế giới sẽ như thế nào. Bà Trang cho rằng Covid rồi sẽ qua, ánh sáng cuối đường hầm sẽ tới. Và thế giới này sẽ không giống trước đây, mọi người sẽ kết nối với nhau, vẫn bền chặt, nhưng trên nền tảng online.

顶: 7126踩: 4955