Đám cưới không tình yêu
Gần 30 năm về trước,ìnhtrămnămtậpLáthưxúcđộngcủađứatrẻmấtchagửiôngbànộkq bóng đá bundesliga ông Nguyễn Ngọc Tâm (nay 50 tuổi) vô tình gặp cô gái từ miền Tây tên Trương Thị Kim Nhụy (nay 47 tuổi) lên TPHCM bán chè. Nét thơ ngây của cô gái trẻ khiến ông Tâm xao xuyến.
Ông thường xuyên đến chơi, trò chuyện với bà. Tuy vậy lúc ấy, ông không hề nghĩ sẽ tiến xa hơn với bà. Bà Nhụy cũng không có ấn tượng tốt về ông.
Biết ông Tâm hay nhậu nhẹt, bà Nhụy cảm thấy sợ mỗi khi ông đến bắt chuyện. Tuy vậy, ông vẫn qua lại và dần dần có tình cảm với người con gái miền quê chất phác, đảm đang.
Ông dần thay đổi tính cách, thậm chí lấy hết tiền công đúc chậu cây cảnh mua vàng tặng cho bà. Ông cũng nhờ người chị tạo điều kiện, giúp mình hẹn hò với bà Nhụy.
Dù vậy, bà Nhụy lúc ấy còn quá trẻ để biết yêu. Mỗi ngày, bà vẫn mặc quần ống thấp ống cao, để nguyên khuôn mặt dính lọ nghẹ vì nấu bếp củi đi bán chè, đến gặp ông. Bà cũng không nhận ra tình cảm của ông Tâm để biết nên mở lòng hay phải từ chối.
Sau khoảng 7 tháng quen biết, ông Tâm được tin có người đến hỏi cưới cô gái mình thương. Sợ mất người mình yêu, ông quyết định ra tay trước. Ông gặp gỡ bố mẹ bà Nhụy ngỏ lời xin cưới bà.
Tại chương trình Tình trăm nămtập 202, bà Nhụy kể: “Lúc đó tôi sợ lắm vì vốn là người ở quê mới lên thành phố. Khi ông ấy đưa bố mẹ đến nhà hỏi cưới, tôi gật đầu cho xong chứ không hề yêu thương hay có tình cảm với ông.
Ông ấy gấp gáp lắm, vừa qua nói chuyện đã chọn ngày làm đám hỏi, đám cưới. Bố mẹ ông ấy còn nói để lâu sợ có bầu trước nên ngỏ lời cho làm đám hỏi, đám cưới luôn. Ba mẹ tôi lúc ấy hiền lắm. Nghe vậy, ông bà đồng ý ngay”.
Suốt thời gian quen nhau, cả hai chưa có nổi cái nắm tay hay nụ hôn lãng mạn. Thế nên, bà Nhụy về chung sống với ông Tâm trong ngại ngùng.
Trong khi đó, ông Tâm vẫn còn ham chơi. Dù đã có vợ, đêm ngủ chung giường nhưng ông vẫn trốn đi chơi, bỏ bà Nhụy ở nhà một mình. Đặc biệt, ông không bao giờ tặng quà hay đưa vợ đi chơi vào những ngày lễ, dịp đặc biệt trong năm.
“Từ lúc cưới đến bây giờ, chưa bao giờ ông ấy đưa tôi đi chơi vào ngày lễ. Ông chỉ đưa tôi đi vào những ngày thường. Tôi cũng chưa bao giờ nghe lời yêu thương từ ông ấy trong suốt gần 30 năm qua.
Thế nhưng, ông ấy là người yêu thương vợ con hết mực. Chỉ là ông thuộc tuýp người không muốn thể hiện tình yêu thương bằng lời nói mà thôi”, bà Nhụy chia sẻ.
Vượt nỗi đau
Về sống chung, vợ chồng ông Tâm bán chè, bán bánh xèo mưu sinh. Ông bà lần lượt sinh được 2 người con trai và cùng nhau nỗ lực, nuôi lớn với hy vọng có nơi nương tựa lúc về già.
Thế nhưng, khi chưa kịp ăn quả ngọt, nỗi đau người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh lại liên tiếp ập xuống gia đình ông bà. Năm 22 tuổi, người con trai cả của ông Tâm bất ngờ lâm bạo bệnh rồi qua đời để lại cho vợ chồng ông 3 đứa con thơ.
Con trai mất ít lâu, con dâu lớn của ông bà cũng bỏ đi biệt tích. Cả hai gắng gượng, nuốt nỗi cay đắng vào lòng để chăm, nuôi 3 đứa cháu nội mất cha, vắng mẹ.
Mọi hy vọng có người phụng dưỡng lúc về già của ông bà lúc này dồn cả vào người con trai út. Ấy vậy mà cách đây 2 năm, anh cũng bất ngờ lâm bệnh rồi ra đi mãi mãi.
Ngày anh mất, đứa con đầu mới tròn 1 tuổi. 21 ngày sau, vợ anh biết tin mình mang thai đứa con thứ hai.
“Bây giờ tôi có 5 đứa cháu nội không còn cha. 3 cháu đầu cha mất, mẹ bỏ. Hai cháu sau thì cha mất, chỉ còn mẹ”, ông Tâm xót xa nói.
Ngày người con trai út ngã bệnh, qua đời, ông Tâm sụp đổ hoàn toàn. Ông không thiết ăn uống, làm việc, hằng ngày chỉ biết ra võng nằm. Ai hỏi đến, ông đều nói giờ chỉ muốn chết.
Trong khi đó, bà Nhụy đau đớn như chết nửa cuộc đời còn lại. Bà khóc ngày, khóc đêm, đau buồn đến kiệt quệ. Nhưng trong lúc tuyệt vọng, muốn từ bỏ cuộc đời nhất, bà lại nghĩ đến 5 đứa cháu nội.
Thương cháu, bà gạt nước mắt, quyết dồn hết tinh thần, sức lực để chăm lo cho các bé. Giờ đây, niềm vui sống của ông bà chỉ gói gọn trong 5 đứa cháu nhỏ.
Để chế ngự nỗi đau mất con, ông bà kiếm việc làm liên tục. Cả hai muốn công việc cuốn mình khỏi nỗi nhớ con và có thêm thu nhập lo cho đàn cháu nội.
Hiểu nỗi khổ của ông bà, cháu nội lớn nhất của ông Tâm tên Hà Anh dù mới 13 tuổi đã có thể phụ giúp gia đình đổ bánh xèo để bán.
Cuối chương trình, 3 cháu lớn nhất của ông Tâm bất ngờ gửi đến ông bà lá thư tay đầy yêu thương.
Trong thư, các bé nói lời cám ơn ông bà nội đã chăm sóc, nuôi dưỡng mình. Các bé cũng hứa sẽ học hành tốt, phụ giúp ông bà và trở thành người có ích cho xã hội.
Lời thư hồn nhiên nhưng đong đầy yêu thương khiến vợ chồng ông Tâm rưng rưng xúc động.
(责任编辑:Cúp C1)