Xổ số 88Xổ số 88

Cần “bình dân hoá AI” để doanh nghiệp ứng dụng vào chuyển đổi số_kqbd la liga tbn

Lời tòa soạn: Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10,ầnbìnhdânhoáAIđểdoanhnghiệpứngdụngvàochuyểnđổisốkqbd la liga tbn Báo VietNamNet mở mục “Đóng góp ý tưởng Chuyển đổi số”, góp phần lan tỏa những kinh nghiệm tốt, những bài học hay, các nhân vật tiêu biểu và những câu chuyện cả thành công và chưa thành công của các cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp cũng như người dân trong hành trình chuyển đổi hoạt động lên môi trường số.

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu bài viết của ông Hồ Minh Đức, CEO của Vbee, startup cung cấp hệ sinh thái nền tảng và dịch vụ ứng dụng trí tuệ nhân tạo đầu tiên của Việt Nam như: Chuyển văn bản thành giọng nói, Tổng đài nhân tạo, Trợ lý ảo, AI Clip, Robot Call...

Khó khăn khi triển khai các giải pháp AI vào thực tế 

Trí tuệ nhân tạo (AI) luôn là từ ngữ rất “sang” và rất “xu hướng – trend”. Chúng ta thấy rõ thông điệp ứng dụng AI để chuyển đổi số đã và đang là một từ khoá được lan toả hàng ngày, hàng giờ tới tất cả cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Nhưng, nếu đặt câu hỏi vậy những giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã và đang được áp dụng phổ biến tại Việt Nam là gì? Thì câu hỏi này có lẽ không dễ trả lời chút nào…

Ông Hồ Minh Đức, CEO của Vbee - Ảnh: NVCC

 Là một đơn vị startup thành lập được gần 5 năm nghiên cứu về công nghệ lõi hội thoại thông minh (conversational AI), Vbee có thể nói là đơn vị tiên phong về việc cung ứng các dịch vụ như giọng nói nhân tạo (vbee.vn), trợ lý ảo thông minh qua tổng đài, chatbot… tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi thấy con đường để đưa AI tới thực tiễn còn rất “xa vời” và khó khăn.

Điều đầu tiên đó là làm sao để thuyết phục doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp công nghệ mới để tăng năng suất, giảm chi phí, thay vì vẫn sử dụng cách làm truyền thống với nhân lực làm việc tay chân như hiện nay.

Chẳng hạn chúng tôi có các giải pháp như KYC (định danh khách hàng), tổng đài nhân tạo, giọng nói nhân tạo, MC nhân tạo, OCR, sinh trắc học giọng nói, chatbot, call bot, trợ lý ảo nhân tạo… đều đã được đóng gói và sẵn sàng triển khai cho các doanh nghiệp trong nước để hỗ trợ họ chuyển đổi số. Nhưng khi triển khai thì doanh nghiệp lại “sợ” phải cắt giảm nhân sự. 

Đơn cử Vbee đã từng tư vấn cho một ngân hàng áp dụng KYC để trả lời tự động cho việc xác nhận thông tin khách hàng, các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng đều được thông qua và xác định là có thể dùng trợ lý ảo để thay thế nhân viên tổng đài chăm sóc khách hàng… Nhưng mãi không được triển khai cho tới khi tìm được nguyên nhân là “Chị quản lý trung tâm chăm sóc khách hàng sợ mất nhân viên, hoặc nhân viên sợ mất việc và họ phải gồng lên…”.

Ngay cả những doanh nghiệp lớn tư nhân, họ cũng mất rất nhiều thời gian để sẵn sàng thay thế cho giải pháp mới với nguyên nhân rất “đúng” là giải pháp cũ “chưa hết hợp đồng” hoặc “chưa hết khấu hao”. Rất ít doanh nghiệp họ có tầm nhìn và quyết tâm để thử nghiệm, để thay thế, chấp nhận rủi ro để đến với các giải pháp AI. Yếu tố về tâm lý, về quy chế và tính rủi ro khi triển khai dịch vụ mới luôn là rào cản, để AI trở nên xa vời cho tới thời điểm này tại Việt Nam.

Một điểm nữa là các dự án thầu luôn đòi hỏi các doanh nghiệp tham gia về thời gian hoạt động, kinh nghiệm, lợi nhuận hay dự án tương tự. Nhưng với các startup AI đều là rất mới thì làm gì có đủ thời gian hoạt động lâu năm như quy định, đồng thời dự án AI, cũng không thể có các dự án tương tự, vì đa phần là các doanh nghiệp tiên phong. 

Chính vì vậy các startup luôn bị loại từ vòng gửi xe khi gặp dự án thầu, mặc dù giải pháp công nghệ đưa ra có khi là duy nhất trên thị trường hiện nay. 

Dịch vụ AI Clip với MC ảo do Vbee phát triển - Ảnh Vbee

Bên cạnh đó, việc góc nhìn cung ứng công nghệ, dịch vụ AI theo cách truyền thống là đầu tư và sử dụng mới vẫn được các doanh nghiệp lựa chọn, điều này sẽ mất thời gian, tốn kém và rất nhanh lạc hậu. Hơn nữa cách làm trên không đúng với chuyển đổi số, bởi chuyển đổi số là đi thuê dịch vụ chứ không phải tự đầu tư. 

Trong khi, các giải pháp ứng dụng AI bây giờ được cung ứng trên đám mây (Cloud), mô hình trả tiền theo mức độ sử dụng (pay as you go) mới phù hợp. Vừa đơn giản trong việc triển khai mua sắm, tích hợp, vừa có khả năng lựa chọn được đơn vị tốt nhất vừa đáp ứng được yêu cầu của chuyển đổi số hiện nay.

Cần có nhiều giải pháp để “bình dân hoá AI”

Theo tôi, cần có các giải pháp  để “bình dân hoá AI”, sớm ứng dụng rộng rãi vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia, và nó cần có sự chung tay của nhiều bên.

Điều đầu tiên cần có quy định lại về đấu thầu các giải pháp công nghệ mới, mà ở đây là AI. Như tôi nói ở trên thường các startup hoạt động trong lĩnh vực này là những người tiên phong, vì thế nếu vẫn đưa ra các quy định đấu thầu như truyền thống thì sẽ không bao giờ triển khai được, đặc biệt là trong các cơ quan hay doanh nghiệp nhà nước.

Thứ hai là các cơ quan chức năng, mà ở đây là Bộ TT&TT, cần có chính sách khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp sử dụng các giải pháp AI “Make in Vietnam”, bởi so với thế giới, những giải pháp mà các doanh nghiệp trong nước như Vbee, VinAI, VNG, FPT… cung cấp hoàn toàn không thua kém.

Thứ ba là cần có các chương trình truyền thông để “phổ cập” AI, hiện nay mọi người vẫn nghĩ rất cao siêu, nhưng thực tế lại đang rất phổ biến. Bởi AI không to lớn như chúng ta vẫn nghĩ, nhiều lúc chỉ là trợ lý ảo thông báo về kết quả y tế, thông báo về việc giải ngân bảo hiểm, hay gọi lên tổng đài để được tra cứu kết quả giấy tờ…Nhiều lúc là ứng dụng camera để đo đếm lượng người vào trụ sở, hay thông báo về cháy nổ, an ninh mà ai ai cũng cần.. AI nó bình dị và có mặt khắp mọi nơi, không phải chỉ là xác thực để mở tài khoản cho ngân hàng, không phải chỉ là các doanh nghiệp lớn mới đủ khả năng dùng AI. 

Đào tạo là một yếu tố cần thiết để thị trường ứng dụng AI phát triển tại Việt Nam. Ai cũng biết thuật ngữ này, nhưng khi áp dụng vào tổ chức lại rất mơ hồ. Chính vì thế cần có quyết tâm của “người đứng đầu” ở các doanh nghiệp. Cần phải tổ chức các chương trình đào tạo cho nhân viên và phải chấp nhận sự thay đổi để đưa công nghệ mới vào thay thế sức lao động của con người,  nhằm mang lại hiệu quả cao hơn, thay vì vẫn tư duy cũ dẫn đến bị chậm phát triển. Có những dịch vụ rất nhỏ, nhưng thay đổi đáng kể đến hành vi và chất lượng của người dùng.

Chúng ta nên nghĩ ứng dụng AI cho số đông, cho người dân nhiều hơn nữa và nếu được tạo cơ chế về việc triển khai dễ dàng hơn…chúng tôi tin rằng AI sẽ luôn luôn “bình dị” trong mọi vấn đề của cuộc sống.

CEO Vbee Hồ Minh Đức

Báo VietNamNet trân trọng cảm ơn và mời độc giả tiếp tục tham gia viết bài chia sẻ kinh nghiệm, kể những câu chuyện, sáng kiến cho chuyển đổi số quốc gia. Các bài viết vui lòng gửi về địa chỉ: [email protected].

赞(3678)
未经允许不得转载:>Xổ số 88 » Cần “bình dân hoá AI” để doanh nghiệp ứng dụng vào chuyển đổi số_kqbd la liga tbn