Đại biểu HĐND TPHCM băn khoăn hồ sơ đất đai của người dân ‘treo’ đến bao giờ?_tỷ lệ tỷ số
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Cúp C1 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-11 04:47:40 评论数:
Điều chỉnh giá đất tránh gây sốc
Chiều nay (20/8),ĐạibiểuHĐNDTPHCMbănkhoănhồsơđấtđaicủangườidântreođếnbaogiờtỷ lệ tỷ số HĐND TP phối hợp với UBND TPHCM tổ chức hội nghị tham vấn các đại biểu về dự thảo quyết định điều chỉnh bảng giá đất năm 2020.
Nêu ý kiến tại hội nghị, nhiều đại biểu HĐND cho biết vẫn còn băn khoăn.
Theo đại biểu Cao Thanh Bình, cử tri chưa đồng thuận bởi bảng giá đất điều chỉnh được đưa ra quá đột ngột, mức giá tăng cao. Đại biểu này kiến nghị UBND TPHCM vẫn sử dụng bảng giá đất năm 2020 và hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) mới nhất để áp dụng từ nay đến hết năm 2025. Sau đó, thành phố mới áp dụng bảng giá đất lần đầu theo Luật Đất đai năm 2024.
Ngoài ra, đại biểu Bình lo ngại, trên địa bàn TPHCM sắp tới có khoảng 110.000ha đất cần chuyển mục đích sử dụng.
"Nếu điều chỉnh bảng giá đất, ảnh hưởng, tác động sẽ như thế nào?" - ông Bình nêu vấn đề
Trong khi đó, đại biểu Trần Văn Bảy - Chánh Thanh tra TPHCM - nhận định, việc điều chỉnh bảng giá đất năm 2020 có cơ sở pháp lý, cần thiết để phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương. Luật Đất đai năm 2024 không còn quy định về hệ số K, chỉ còn căn cứ duy nhất bảng giá đất.
“Giá đất theo bảng cũ đã thấp rồi, nếu không nhân với hệ số K nữa thì sẽ còn thấp hơn. Trong khi đó, bảng giá đất điều chỉnh đã cập nhật giá đất tại hơn 500 tuyến đường chưa có trong bảng giá cũ. Việc điều chỉnh là tất yếu nhưng cần có lộ trình để tránh gây sốc cho người dân” - đại biểu Bảy nói.
Đại biểu Nguyễn Thị Thanh Vân - Trưởng Ban đô thị HĐND TPHCM - cho biết kể từ ngày 1/8 là thời điểm Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực, nhiều người dân nộp hồ sơ hành chính liên quan đến các thủ tục cấp giấy chứng nhận và chuyển mục đích sử dụng đất nhưng cơ quan thẩm quyền chỉ tiếp nhận, chưa giải quyết.
“Luật Đất đai năm 2024 vẫn cho phép áp dụng bảng giá đất cũ đến hết năm 2025. Việc các cơ quan thẩm quyền TPHCM tạm dừng xử lý hồ sơ đất đai tiếp nhận sau ngày 1/8 có đúng luật hay chưa? Đề nghị UBND TPHCM nghiên cứu giải quyết vì việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người dân” - đại biểu Thanh Vân đặt câu hỏi.
Còn theo đại biểu Trần Quang Thắng, nhiều cử tri cho rằng bảng giá đất điều chỉnh sẽ tác động lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Khi giá đất tăng cao, tức giá đầu vào cao, thì giá nhà ở cũng tăng theo, ảnh hưởng đến người mua nhà.
Kéo giảm tình trạng ‘đầu cơ’ đất đai?
Nói về bảng giá đất điều chỉnh, ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TPHCM - cho biết đơn vị xây dựng dự thảo theo quy trình 7 bước. Theo trách nhiệm được giao, đến nay, Sở đã hoàn thành 3/7 bước. Các bước còn lại sẽ được thực hiện khi có kết quả thẩm định cũng như phê duyệt của các cơ quan thẩm quyền.
Trong đó, đơn vị đã lấy ý kiến của 15 sở, ngành, UBND của 22 quận, huyện và TP Thủ Đức, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hiệp hội Bất động sản TPHCM.
Ông Thắng cho biết, một trong những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 là hoàn thiện cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, bỏ quy định khung giá đất. Đối với bảng giá đất, sẽ được ban hành định kỳ hàng năm thay vì 5 năm/lần như trước đây.
Bảng giá đất điều chỉnh đang được Sở TN-MT soạn thảo sẽ tác động đối với việc xác định nghĩa vụ tài chính khi thực hiện 5 thủ tục hành chính liên quan đến sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Bên cạnh đó, việc này sẽ tác động đến xác định mức thu, nộp 5 loại thuế, phí và mức phạt.
Theo ông Thắng, bảng giá đất điều chỉnh còn tác động các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và tiền bồi thường cho nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý, sử dụng đất. Tuy nhiên, với số lợi bất hợp pháp phải nộp lại và mức bồi thường tăng lên sẽ giúp kéo giảm tình trạng “đầu cơ” đất đai, chậm đưa vào sử dụng.
Phát biểu kết luận hội nghị, ông Bùi Xuân Cường - Phó chủ tịch UBND TPHCM - cho biết, ghi nhận tất cả ý kiến của đại biểu và sẽ tiếp tục chỉ đạo cơ quan soạn thảo hoàn thiện bảng giá đất điều chỉnh trước khi trình HĐND TPHCM thông qua. Việc điều chỉnh là bước chuyển tiếp để tiến đến áp dụng bảng giá đất lần đầu từ ngày 1/1/2026.
Về hướng giải quyết hồ sơ hành chính về đất đai cho người dân nộp sau ngày 1/8, theo ông Cường, không riêng TPHCM mà các địa phương khác cũng gặp vướng mắc tương tự. Ngày 17/8 vừa qua, UBND TPHCM đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ TN-MT và Bộ Tài chính hướng dẫn.
Ngày 17/8, UBND TPHCM đã có văn bản gửi Thủ tướng, kiến nghị hướng dẫn việc tính nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với các hồ sơ nộp kể từ ngày 1/8 đến khi ban hành bảng giá đất lần đầu theo luật này.
Theo UBND TPHCM, trước ngày 1/8, giá đất trên địa bàn thành phố được áp dụng theo bảng giá đất năm 2020. Tuy nhiên, bảng giá đất này bị giới hạn bởi khung giá đất, dẫn đến giá đất cao nhất chỉ 162 triệu đồng/m2.
Những năm gần đây, bảng giá đất cũ này không còn phù hợp và không phản ánh đúng giá đất thực tế tại TPHCM. Do đó, hàng năm UBND thành phố đều trình HĐND thông qua hệ số K để áp dụng cho từng nhóm đối tượng, từng khu vực, từng mục đích sử dụng đất.
Kể từ ngày 1/8, Luật Đất đai năm 2024 không có quy định về hệ số K. Do vậy, không thể lấy giá trong bảng giá đất cũ nhân với hệ số K năm 2024 để tính giá đất. Từ vướng mắc này, UBND TPHCM nhận thấy việc điều chỉnh bảng giá đất năm 2020 là cần thiết, từng bước tiệm cận với giá thị trường.
Hiện nay, dự thảo quyết định điều chỉnh bảng giá đất đang được UBND TPHCM tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan, tổ chức, người sử dụng đất… theo quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Giai đoạn này, để tránh ách tắc trong việc giải quyết những hồ sơ liên quan đến nghĩa vụ tài chính về đất đai kể từ ngày 1/8 đến trước ngày 1/2/2026 khi bảng giá đất lần đầu theo Luật Đất đai mới được áp dụng, UBND TPHCM kiến nghị Thủ tướng giao Bộ TN-MT và Bộ Tài chính hướng dẫn.