当前位置:首页 > Cúp C2

Bố 'đập' iPhone, cho con nghỉ học online: Lỗi tại phụ huynh, tội nhà trường?_ty le.keo

Hơn 1.000 ý kiến đã được gửi về chỉ vài giờ sau khi bài viết  “Ông bố Hà Nội 'đập nát' iPhone,ốđậpiPhonechoconnghỉhọconlineLỗitạiphụhuynhtộinhàtrườty le.keo cho con nghỉ học online” được đăng tải. Câu chuyện khiến độc giả VietNamNetxôn xao với nhiều ý kiến trái chiều. 

Phụ huynh “đập” điện thoại… không hết lỗi?

Không ít độc giả cho biết từng rơi vào tình cảnh tương tự như trong bài viết.

"Tình cảnh này giống hệt nhà tôi, 7h30 con dậy ngồi máy tính học trực tuyến, bố làm bữa sáng, 9h con ra lấy vào vừa ăn vừa học. Bữa trưa gọi con vội vàng ăn xong lại vào ngồi máy liên tục đến khi đi ngủ chỉ dừng để ăn. Ngồi máy tính quá nhiều, bố can thiệp thì con lí do làm bài, và cần giải trí, nhắc nhở thì lí sự rất nhiều (một phần do tâm lý tuổi 15). Lên giường còn ôm theo laptop, nhắc nhở còn cãi láo, cơn giận bùng lên, laptop bị đập nát. Bây giờ tôi rất bế tắc, không dám nhắc nhở nhiều vì con sẵn sàng im lặng" - anh Nguyễn Văn Minh viết.

Nhiều người tán đồng việc cho con tạm dừng học online, nhưng cũng có người phản đối việc đập iPhone của anh Dương.

Độc giả Trần Phongkhẳng định đây là lỗi của phụ huynh bởi: “Đây là các con lợi dụng việc học trực tuyến sử dụng điện thoại máy tính đến quá khuya để chát chít, Facebook, và các trang mạng xã hội thôi. Tóm lại bố mẹ cần quan tâm đến con cũng như thời gian học của con nhiều hơn”.

Độc giả Hai Nguyenthì cho rằng việc học online là bất khả kháng, thế nên không thể đổ lỗi cho ngành giáo dục. Theo anh, các thầy cô và các con cũng hoàn toàn bỡ ngỡ chứ không riêng gì phụ huynh: “Bạn có quyền lựa chọn thay đổi để đồng hành cùng con hoặc bạn có quyền bỏ cuộc”.

Không dừng ở đó, độc giả này cho rằng, nên chấp nhận sự thật là các thiết bị điện tử sẽ sớm chiếm thời gian của các bé. Chấp nhận là bước đầu tiên để có thể đồng hành với các con.

"Tôi có 2 con đang học online, tôi mừng vì các con được an toàn trước Covid và hoàn toàn hài lòng với chức năng quản lý screen time đối với trẻ em của Apple”.

Con trẻ 'mụ người' vì học online?

Bạn Long Hoàngcho rằng: “Nhà trường đang dồn ép quá nhiều cho các cháu. Bên cạnh đó, áp lực thi cử buộc các cháu lúc nào cũng kè kè điện thoại, máy tính. Đối với việc học online cũng cần có thời gian và số môn học phù hợp, tạo tâm lý thoải mái”.

Bạn Nhungchia sẻ: “Tôi vẫn suy nghĩ thà học chậm và muộn 1,2 năm còn hơn để các con bị ảnh hưởng nặng nề cả sức khỏe thể chất và tinh thần”.

{keywords}
 

Không ít phụ huynh lo lắng các con sẽ trở thành… game thủ sau thời gian dài học online. Bạn Langthang1102cho biết: “Tôi nghĩ hãy thử làm một bài test các phụ huynh xem, học online xong nếu không dạy con có biết gì không? Tôi cá trên 50 % là không thu được gì từ việc học này”.

Tán đồng ý kiến này, bạn Bách Việttâm sự: “Nhà em thật sự hết cách với các cháu do học online rồi; không chỉ thành game thủ mà tính cách các cháu cũng thay đổi tiêu cực, mắt cận, cáu bẳn”.

Còn câu chuyện của gia đình bạn Trọng Đạtcũng nghiêm trọng không kém: “Con tôi học lớp 9 cũng vậy, học online cả ngày lẫn đêm (học chính + học thêm + chát với bạn bè); vợ tôi phải mang cơm vào phòng học cho cháu vừa ăn vừa học, cả tháng không ra khỏi nhà vì học online; dạo này tâm lý của cháu trở lên cáu bẳn, cục tính, tôi thấy học online hiệu quả không cao”.

Nhiều độc giả đều bày tỏ sự lo lắng về cả tinh thần và thể chất của trẻ nhỏ khi học online kéo dài mà không có sự kiểm soát tốt.

"Tôi có cậu con trai năm nay học lớp 9, cháu cũng cắm mặt vào máy tính từ 7h45 sáng, trưa thấy bố mẹ đi làm về thì nghỉ một chút, chiều ngồi ôm máy đến 10h tối ăn cũng muốn ngồi ôm máy, bảo nghỉ thì con lý do này nọ, sinh gắt gảu. Tôi cũng sợ con bị ảnh hưởng tâm sinh lý và sức khoẻ" - độc giả Nguyễn Mạnhgửi về VietNamNet.

Còn độc giả Hoàng Thị Hiềnthì viết: "Các con vừa học, vừa vào nhóm chát của lớp, của nhóm riêng. Bài tập thì hết trong SGK, đến bài nhóm, rồi cô còn giao thêm ở ngoài. Thậm chí văn cô còn bảo soạn trước các bài chứ không phải một bài..... Thật sự cảm thấy sợ và lo lắng"

"Học online nên có sự giảm tải về nội dung và thời gian"

Đó là ý kiến của nhiều phụ huynh, ví như bạn Anh Quân: “Học online nên có sự giảm tải về nội dung và thời gian. Học như hiện nay thì hoàn toàn không ổn. Bộ Giáo dục nên nghiên cứu và có sự điều chỉnh cho phù hợp. Quá nhiều nội dung, không cần thiết...”.

{keywords}
 

Trong khi đó, độc giả [email protected] cho hay đồng ý với quan điểm của phụ huynh trong bài viết.

"Học sinh vừa học vừa chat nhóm, vừa chơi game trên máy, giáo viên thì không thể kiểm soát được các học sinh của mình đang làm gì..... Hơn nữa nhờ có máy tính hoặc điện thoại được sở hữu một mình, phụ huynh thì đi làm, bận việc không thể ngồi giám sát suốt thời gian học của con, nên vì cũng ở lứa tuổi hiếu kỳ, các con đã xem và vào nhiều trang mạng nguy hại không phù hợp với lứa tuổi..... Rất nhiều vấn đề làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển tâm sinh lý cũng như mặt đạo đức của học sinh. Tôi mong rằng dù biết phải đối ứng khi dịch bệnh không thể đến trường, nhưng việc học online không nên chạy chương trình như khi đến trường. Việc học có thể kéo dài hơn so với mọi năm không có dịch. Thậm chí vào những tháng hè nếu không có dịch thì có thể cho học sinh đi học bình thường và coi như những tháng nghỉ dịch thay là nghỉ hè".

Độc giả Nguyên Hảicũng đồng ý: “Mình kịch liệt phản đối cho con học online hai ca cả sáng và chiều. Như thế là quá tải với các con. Các con không thể nhìn máy tính, điện thoại liên tục như vậy”.

Độc giả Mimosacòn đưa thời khoá biểu chi tiết của con như minh chứng cho sự căng thẳng và quá tải khi học online: “Hiện tại con mình ngồi từ 7h25 -11h55 sáng, chiều từ 14h đến 16h30 thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Mỗi tiết cách nhau 5 phút, nên không kịp đứng dậy vì chào cô môn này xong, phải vào lớp tiếp theo không thì không kịp điểm danh. Ngoài ra còn bài tập trên máy, dự án trên máy, sách trên máy... Nhìn con thương quá! Thấy mắt con mỏi, nhìn mờ lại phải tranh thủ massage mắt cho con”.

Bạn Letudungphân tích và cả… động viên các phụ huynh: “Đã xác định là "Tình huống khẩn cấp" mới phải "dạy và học online" - nhưng tư duy là học online nhưng phương pháp là offline thì nó phải vậy thôi. Không bàn về thiết bị, công nghệ - vốn đã quá nhiều vấn đề; nhưng rõ ràng học online thì nội dung phải được giảm tải, thiết kế cho nó phù hợp. Học online thì người điều hành lớp học là các thầy cô giáo - nhưng rất xin lỗi vì nhiều thầy cô đâu có rành về công nghệ, phương pháp và tâm lý dạy online đã được trang bị đầy đủ đâu... Có vấn đề là lại đổ tại công nghệ, zoom... trong khi cái quan trọng nhất là phương pháp thực hiện thì ngành giáo dục vẫn lúng túng lắm”.

Trong khi đó, độc giả Lê Thu Hà- phụ huynh của một nữ sinh lớp 9 than phiền về chương trình học quá nặng, nhiều kiến thức không cần thiết.

“Con có xu hướng học tốt các môn xã hội như Văn, Anh, Sử. Tôi kèm thêm cho con Toán với mục đích thi tốt cấp 3. Tuy nhiên, cảm thấy thực sự sốt ruột vì suốt ngày nghe cô giáo nhắn tin báo kết quả học tập các môn Lý, Hóa. Vì vậy, bắt buộc tôi phải học lại kiến thức 2 môn này dạy cho con. Sau thời gian tìm hiểu, tôi đang thắc mắc tại sao chương trình học Lý, Hóa bây giờ nặng hơn rất nhiều so với kiến thức cách đây hơn 20 năm. Có cần thiết cho các con học nặng thế không? Hơn nữa, bài tập ra rất nhiều. Vậy mục tiêu đào tạo là gì? Như tôi 1 học sinh khối khoa học tự nhiên đến khi đi làm không sử dụng bất kì kiến thức lý hóa gì thì nếu con gái theo khối khoa học xã hội sau này lại càng không. Thiết nghĩ, Bộ Giáo dục phải có chiến lược đào tạo rõ ràng tránh tràn lan, dàn trải. Các con học online rất mệt mỏi mà các môn cũng quá nặng và nhiều bài tập nữa...”.

Lê Cúc (Tổng hợp)

LTS:Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, học trực tuyến là một giải pháp tất yếu để đảm bảo yêu cầu vừa chống dịch, vừa đảm bảo quyền lợi được học của học sinh. Hơn nữa, học online cũng là xu hướng tất yếu giúp mọi người ở mọi nơi có thể liên tục học tập với chi phí rẻ.

Mặc dù vậy, những bất cập chưa được giải quyết triệt để của việc học trực tuyến trong 2 năm qua ở Việt Nam đã khiến không ít phụ huynh lo lắng. Tư duy lớp học thì online nhưng phương thức giảng dạy, sách vở, đánh giá vẫn theo kiểu học trực tiếp… dẫn đến khối lượng công việc cho học sinh và phụ huynh tăng lên đáng kể, nhất là với những học sinh tiểu học. Đó là chưa kể việc ngồi máy tính thời gian dài cũng dẫn đến sức khỏe thể chất suy giảm hay trẻ dễ bị lôi cuốn vào những thứ không lành mạnh trên mạng.

Đã đến lúc, ngoài sự cố gắng của thầy cô, nhà trường và cả xã hội duy trì việc dạy kiến thức cho trẻ, còn cần có những giải pháp để tận dụng được những lợi ích từ hình thức học online trong và sau đại dịch Covid-19.

分享到: