Chiêm Thanh Vân (SN 1990) xuất thân trong một gia đình trí thức tại Quý Châu,ừngbịchỉtríchhọckémcôgáiđỗHarvardnhậnmứclươngtỷnăbảng xếp hạng bóng đá ireland Trung Quốc. Mẹ là giáo viên tiếng Anh, do đó khi mới 3 tuổi Chiêm Thanh Vân đã được học ngôn ngữ này. Mặc dù được tiếp xúc với sách vở, ngoại ngữ từ nhỏ, nhưng đến khi đi học thành tích của cô không nổi trội.
Bị chỉ trích vì học kém
Tưởng chừng Chiêm Thanh Vân sẽ có tuổi thơ đi học huy hoàng, thế nhưng không ít lần cô bị giáo viên chỉ trích vì tiếp thu kém. Có lần giáo viên bất lực nói với cô: “Chiêm Thanh Vân, đầu óc em quá bã đậu, tôi không thể dạy nổi em”.
Trong một lần khác, giáo viên nói với mẹ cô: "Chiêm Thanh Vân sẽ chẳng thể vượt qua kỳ thi trung học. Phụ huynh nên gửi em đến trường kỹ thuật càng sớm càng tốt”.
Sau những lần bị giáo viên phàn nàn, bố mẹ Chiêm Thanh Vân chỉ biết an ủi con. Thay vì mắng nhiếc, ép con học, họ động viên và chiều theo sở thích của con. Nhìn con chật vật trong chuyện học tập và áp lực thành tích, bố mẹ quyết định cho cô chuyển trường. Từ cấp 1 đến cấp 2, Chiêm Thanh Vân chuyển trường đến 6 lần.
Thậm chí, giáo viên còn đánh cược Chiêm Thanh Vân không thể đỗ đại học. Mỗi lần nghe phàn nàn của giáo viên, bố mẹ cô nóng ruột nhưng không vì thế mà họ đánh đập, mắng con. Ngược lại, họ vẫn luôn bên cạnh, đồng hành với con trên quãng đường trưởng thành.
Hành trình "hóa rồng"
Nhờ có sự kiên nhẫn, phương pháp giáo dục tốt của bố mẹ, Chiêm Thanh Vân ý thức được tầm quan trọng của việc học. Kết thúc cấp 2, cô cố gắng ôn tập ngày đêm, kết quả là thủ khoa của trường cấp 3 trọng điểm của khu vực.
Cứ như vậy, trong những năm tháng cấp 3, Chiêm Thanh Vân tập trung học. Nhớ lại những lời nói của giáo viên năm đó, cô quyết tâm chứng minh họ sai.
Năm 2008, Chiêm Thanh Vân bước vào kỳ thi ĐH, cô được 658 điểm thành tích xếp thứ 5 tỉnh Quý Châu. Với số điểm này, cô nhận được sự chiêu mộ của ĐH Bắc Kinh và ĐH Hong Kong.
Sau một hồi đắn đó, Chiêm Thanh Vân quyết định chọn ngành kinh tế của Đại học Hong Kong, vì có mức học bổng cao nên giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình. Kết thúc 4 năm ĐH, cô tốt nghiệp loại xuất sắc và nhận được học bổng thạc sĩ toàn phần. Năm 2016, học xong thạc sĩ, cô tiếp tục nhận được học bổng tiến sĩ toàn phần của ĐH Bắc Kinh và ĐH Hong Kong.
Đứng trước sự lựa chọn, Chiêm Thanh Vân quyết định thử thách bản thân, nên cô đã từ chối cả hai. Sau đó, cô tham gia kì thi xét tuyển vào ĐH ở Mỹ và đạt được 174/180 điểm, đỗ vào Đại học Harvard.
Nhưng gia đình Chiêm Thanh Vân không mấy khá giả, thời điểm đó bố mẹ cô phải đi vay 1 triệu NDT (hơn 3,5 tỷ đồng) để cho con sang Mỹ du học. Không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ, năm 2019, cô tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Luật ở Đại học Harvard.
Mức lương hơn 4,6 tỷ/năm
Trở về nước, cô được cấp bằng hành nghề luật sư. Với tấm bằng Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế và bằng Tiến sĩ chuyên ngành Luật, Chiêm Thanh Vân được nhận vào công ty Luật Âu Hoa bậc nhất Trung Quốc. Cô trở thành luật sư nổi tiếng của đất nước này.
Vì tính chất công việc, Chiêm Thanh Vân đang định cư tại Nhật Bản. Cô bổ nhiệm ví trí quan trọng tại chi nhánh ở Tokyo, Nhật Bản với mức lương hơn 200.000 USD/năm (hơn 4,6 tỷ đồng/năm).
Thời gian rảnh, cô xuất hiện trên các chương trình về giáo dục để chia sẻ kinh nghiệm học tập của bản thân. Việc làm này của cô nhằm khích lệ các bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn phải nỗ lực hơn nữa để thay đổi vận mệnh.
Câu chuyện của Chiêm Thanh Vân truyền động lực cho thế hệ trẻ hiện nay. Sự nỗ lực của cô, minh chứng cho câu nói “tri thức thay đổi vận mệnh”, nó phản ánh đúng hành trình vượt lên số phận của cô một cách đầy đủ nhất.
Để có được Chiêm Thanh Vân ngày hôm nay, là nhờ vào sự giáo dục bao dung của gia đình, và sự nỗ lực của bản thân. Điều này cho thấy giáo dục của gia đình đóng vai trò quan trọng,
Ngoài là luật sư nổi tiếng, Chiêm Thanh Vân còn được nhà văn Phó Thủ Nhĩ nhận xét là "phù thủy ngôn ngữ". Năm 2014 và 2018, cô đạt danh hiệu "Người tranh luận hay nhất" trong Giải đấu hùng biện quốc tế tại Trung Quốc. Năm 2015, Chiêm Thanh Vân là nhà vô địch chương trình “Tiếng nói Trung Quốc tuyệt vời”.
Năm 2019, cô tham gia chương trình “Người đặc biệt” dành cho những người có khả năng hùng biện giỏi nhất Trung Quốc.
An An(Theo Sohu, China Times, Baidu).
3 bài học từ người thầy đã đào tạo hơn 400 học sinh thi đỗ Harvard, StanfordNhững giáo viên muốn nâng cao chất lượng học sinh là những nhân tố quý giá. ‘Hãy để họ yên !’.