您现在的位置是:Thể thao >>正文

Không quảng cáo rầm rộ, phim "Chị dâu" vẫn tiến mốc 100 tỷ đồng doanh thu_bảng xếp hạng phần lan

Thể thao76819人已围观

简介Ra mắt khi phòng vé Việt chỉ còn 10 ngày là kết thúc năm 2024, phim Chị dâuban đầu dường như không c ...

Ra mắt khi phòng vé Việt chỉ còn 10 ngày là kết thúc năm 2024,ôngquảngcáorầmrộphimquotChịdâuquotvẫntiếnmốctỷđồbảng xếp hạng phần lan phim Chị dâuban đầu dường như không có gì nổi bật.

Tác phẩm của Khương Ngọc không đạt top 1 doanh thu cuối tuần, không nổi bật với khán giả nhiều vùng, ngoài miền Tây, miền Nam. Thậm chí, phim kém được kỳ vọng hơn so với Kính vạn hoaCông tử Bạc Liêuđình đám trước đó.

Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 3 ngày, hiệu ứng truyền miệng bắt đầu phát huy tác dụng. Doanh thu phim tăng vọt, Chị dâubứt tốc trở thành "ngựa ô" phòng vé Việt khi đang tiến tới mốc 100 tỷ đồng, trước khi phim Tết Nguyên đán đổ bộ.

Tính đến sáng 9/1, phim đạt doanh thu 98,6 tỷ đồng (theo số liệu của Box Office Vietnam).

Không quảng cáo rầm rộ, phim Chị dâu vẫn tiến mốc 100 tỷ đồng doanh thu - 1

Poster phim "Chị dâu" là góc nhìn từ vết thủng trên mái nhà từ đường (Ảnh: Nhà sản xuất).

Ông Nguyễn Khánh Dương - người sáng lập Box Office Vietnam - cho biết: "Nếu đạt được mốc 100 tỷ đồng có thể được coi là một thành công lớn đối với một phim indie (độc lập) như Chị dâu.

Để có doanh thu vài trăm triệu đồng như Mai hay Lật mặtthì Chị dâuchưa đạt được bởi 2 bộ phim trên đã có thương hiệu. Tuy nhiên, thành công của Chị dâu cho thấy khán giả Việt đón nhận những tác phẩm điện ảnh được làm tốt, nội dung có chất lượng. Chúng ta hy vọng đây sẽ là hướng đi của các nhà làm phim Việt".

Giới chuyên gia, chuyên môn cũng chỉ ra, kịch bản và diễn xuất là hai yếu tố chính làm nên thành công cho phim, không chỉ đóng góp trực tiếp vào doanh số, mà còn đặt phim vào vị trí cao hơn so với mặt bằng chung của điện ảnh Việt.

Không quảng cáo rầm rộ, phim Chị dâu vẫn tiến mốc 100 tỷ đồng doanh thu - 2

Bối cảnh, kịch bản phim "Chị dâu" được đánh giá tốt (Ảnh: Nhà sản xuất).

Hiệu quả của kịch bản tốt, không cần nhiều bối cảnh

Đúng như tên gọi, Chị dâukể câu chuyện về mối quan hệ phức tạp giữa nàng dâu với những người em gái của chồng. Cùng nhau tề tựu để dự đám giỗ mẹ nhưng dịp gặp mặt của Hai Nhị (NSƯT Việt Hương đóng) và 4 cô em chồng bỗng trở thành cơn bão trực chờ để giáng xuống đầu những người phụ nữ này.

Phim mở đầu bằng những cuộc bàn tán sau lưng của các cô em về sự rầm rộ không cần thiết của đám giỗ, thái độ không bằng lòng chị dâu trưởng tổ chức linh đình hơn so với thường lệ.

Chỉ khi Hai Nhị tuyên bố trước đám giỗ sẽ sửa nhà từ đường, những cô em chồng mới "ngã ngửa" trước quyết định đường đột và có phần tự tiện của chị dâu. Những cuộc xì xào sau lưng chuyển thành đối chất trực tiếp.

Hai Nhị vừa có kinh tế (từng cùng chồng gây dựng tiệm vàng làm kế sinh nhai), vừa có tiếng nói về mặt vai vế trong gia đình. Chồng mất, con đi học xa, chị một tay quán xuyến mọi việc của dòng họ.

Chu toàn là vậy nhưng dường như chỉ để tạo ra đối trọng rõ nét ở Ba Kỳ (Hồng Đào) - người chị cả trong số các cô em gái. Chị là bác sĩ thẩm mỹ thành công trong sự nghiệp nên có tiếng nói trong gia đình, đại diện cho "nhóm đối lập" để đối đầu với chị dâu.

Ngoài Ba Kỳ, những người em còn lại đều chịu ơn Hai Nhị trong đời, nên gần như không bao giờ tỏ ý kiến.

Xét về bối cảnh, đây là sự thông minh trong câu chuyện kịch bản của ê-kíp Chị dâu.

Không quảng cáo rầm rộ, phim Chị dâu vẫn tiến mốc 100 tỷ đồng doanh thu - 3

NSƯT Việt Hương vào vai chị dâu - Hai Nhị - là điểm sáng của phim (Ảnh: Nhà sản xuất).

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, nhà phê bình Nguyễn Phong Việt nhận định: "Với tôi, Chị dâu là một trong những phim tốt nhất năm 2024. Câu chuyện rất Việt Nam, với thế mạnh là dù chỉ quay tại một bối cảnh nhưng không khiến khán giả chán. Đạo diễn vẫn kể câu chuyện hấp dẫn và chỉ tập trung vào xây dựng câu chuyện cũng như diễn viên, quên đi bối cảnh, không cần đẹp, lung linh".

Chuyên gia này cho rằng, nhóm biên kịch đã có lựa chọn rất phù hợp bởi bối cảnh đám giỗ ở nhà từ đường là nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Tại đây, những thách thức về các giá trị truyền thống được lấy ra cân đo, thử thách.

"Mỗi khán giả ở mỗi độ tuổi đều thấy một phần văn hóa ở gia đình mình trong bi kịch như vậy. Có những tranh cãi, thảo mai với nhau, nhưng bề ngoài thì rất vui, thoải mái, bằng mặt không bằng lòng", nhà phê bình Phong Việt phân tích.

Chuyên gia nhận xét, Chị dâu là minh chứng cho thấy điện ảnh Việt vẫn thiếu nhất là kịch bản hay, tập trung đúng câu chuyện cần kể. Câu chuyện được xây dựng tốt và đã kéo cả bộ phim đi lên.

Nhà phê bình Lê Hồng Lâm cũng có những đánh giá tích cực về phim Chị dâu. Anh nhận xét, phim xem thấy dễ chịu, kể được một câu chuyện rất Việt Nam và có nhiều ý tứ sâu xa, duyên, hài mà vẫn để lại một cái kết có thông điệp và lắng đọng.

Đặc biệt, khi đặt vào so sánh với phim Việt mà anh nhận xét là non nghề gần đây dù vẫn kiếm cả trăm tỷ đồng.

Chuyên gia Lê Hồng Lâm đánh giá, Chị dâu vừa giống một phim độc lập của Mỹ nhờ làm tốt mô-típ về cuộc tụ họp tình thân, vừa làm tốt một mô thức rất được người Việt ưa chuộng: Yêu nhau lắm, cắn nhau đau hay chín bỏ làm mười.

"Chị dâulàm được một điều mà nhiều phim Việt gãy đổ, đó là kể một câu chuyện đi hết cả ba hồi mà không làm ta khựng lại hoặc lắc đầu ngán ngẩm. Trong khi có nhiều phim Việt trước đó không giải quyết được vấn đề đã đặt ra, có cách giải quyết bất chấp cả logic và lý lẽ ở đời.

Bộ phim kể được một câu chuyện nhiều năng lượng và như trích dẫn trong cuốn Hành trình người viếtmà tôi đang đọc: "Câu chuyện là một thực thể sống, chúng có ý thức và phản ứng với cảm xúc con người", chuyên gia bày tỏ.

Anh cũng chia sẻ thêm, nếu có một điều gì đó góp ý với bộ phim này thì phim phải đào sâu hơn nữa các lớp của nhân vật, hoặc tạo được những tình huống trớ trêu hơn thì phim sẽ đi xa hơn.

Không quảng cáo rầm rộ, phim Chị dâu vẫn tiến mốc 100 tỷ đồng doanh thu - 4

Đạo diễn Khương Ngọc thủ vai chồng của Út Như (Ngọc Trinh) trong phim (Ảnh: Nhà sản xuất).

Dàn diễn viên thực lực, Ngọc Trinh cũng được khen

Việt Hương và Hồng Đào được đặt vào trung tâm phim Chị dâu. Hai nữ diễn viên không hề phải "gánh" thay phần thể hiện của ai khác như cách khán giả vẫn hay nhận định vui ở những bộ phim dở khác mà các chị là điểm sáng hiếm hoi.

Bởi lẽ trong Chị dâu, mỗi diễn viên đã thể hiện tốt vai diễn của mình.

Mỗi nhân vật đều có sự phát triển xuyên suốt phim, vừa tạo ra mẫu số chung ở các túyp nhân vật điển hình trong đời sống, vừa phù hợp với từng lời thoại và ứng xử trong tình huống mà phim đặt ra.

Nhà phê bình Lê Hồng Lâm nhận xét rằng, phim tận dụng tốt một bối cảnh để phát triển tính cách nhân vật. Đặc biệt hơn, phim không dùng bất cứ flashbacks (hồi tưởng) nào mà vẫn xây dựng được câu chuyện nền của các nhân vật và phơi bày những tổn thương của mỗi người.

"Một bà chị dâu giàu có nhưng thích phô trương, làm cỗ lớn rình rang đãi cả làng. Cô Ba Kỳ - chủ một trung tâm thẩm mỹ lớn ở Sài Gòn, ly dị chồng - tính cách gia trưởng, áp đặt với cô con gái tuổi teen đang là một content creator (người tạo nội dung có giá trị).

Cô Tư Ánh (Đinh Y Nhung), tưởng cam chịu nhưng hóa ra cũng có một quá khứ rất gì và này nọ. Năm Thu (Lê Khánh) dân kế toán, có chồng không con, mồm mép ba phải nhưng thích đốt nhà người khác.

Và cuối cùng cô Út Như (Ngọc Trinh) đúng kiểu gái ăn chơi gặp cảnh đời tàn, cùng chồng là một thiếu gia thất sủng ăn bám bà chị dâu và lừa đảo đủ trò. Cái đám giỗ trở thành sân khấu cho dàn diễn viên thực lực này bung diễn, chủ yếu bằng thoại", chuyên gia phân tích.

Không quảng cáo rầm rộ, phim Chị dâu vẫn tiến mốc 100 tỷ đồng doanh thu - 5

Diễn viên Hồng Đào đóng vai Ba Kỳ trong "Chị dâu" (Ảnh: Nhà sản xuất).

Nhà phê bình Phong Việt cũng nhận xét nếu so với "đàn chị" Hồng Đào, Việt Hương hay Lê Khánh, Đinh Y Nhung thì Ngọc Trinh dường như là "mắt xích yếu nhất", tuy vậy, cô vẫn làm tốt.

Câu chuyện của Chị dâukhông chỉ là thành công của đội ngũ biên kịch và đạo diễn Khương Ngọc (tác giả ý tưởng), mà còn nhờ một phần lớn ở sự phối hợp xây dựng nhân vật của các diễn viên.

Đạo diễn 41 tuổi chia sẻ, anh đã yêu cầu các nhân vật diễn thử để có hình dung trực quan về cách các diễn viên vào vai, tương tác với bạn diễn, từ đó cho ra kịch bản và những lời thoại đo ni đóng giày cho từng người.

Trong quá trình quay, đạo diễn và ê-kíp cũng tiếp tục có những chỉnh sửa cho phù hợp.

Trong số 5 diễn viên, Việt Hương có thể được coi là mắt xích quan trọng nhất. Theo chia sẻ của ê-kíp, nữ diễn viên được đạo diễn nhắm cho vai chị dâu từ đầu, nếu không có Việt Hương thì sẽ không có bộ phim. Từ phía nữ diễn viên, chị cũng chia sẻ rằng mình đã nhận lời Khương Ngọc vì nể tình cảm trân quý.

Dàn diễn viên tỏa sáng, khán giả xem phim cũng để lại nhận xét tích cực. Ghi nhận tại một số suất chiếu, khán giả rời rạp với nhiều cảm xúc, có người khóc vì thấy chính hoàn cảnh gia đình mình trong đó.

Khán giả Hồng Quân tại Hà Nội nhận xét: "Ngoài thực lực của dàn diễn viên thì Khương Ngọc cũng xuất thân là diễn viên. Có thể vì thế mà anh hiểu và có cách chỉ đạo diễn xuất rất hiệu quả".

Trên các diễn đàn điện ảnh, khán giả Chu Kiều viết: "Việt Hương diễn quá tốt, nhân vật hay, chứng tỏ biên kịch có quan sát rất tốt đời sống".

Có người xem cảm thấy thương các nhân vật khi ẩn sâu bên dưới sự ích kỷ, quá đáng là một số phận đã tổn thương quá nhiều; có người đồng cảm sâu sắc với nỗi niềm của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.

Chia sẻ về phim Chị dâu,chuyên gia truyền thông Châu Quang Phước nêu quan điểm rằng, Chị dâutạo nên sự đột phá ở phòng vé là do những người làm phim đã tìm được "điểm chạm" với khán giả đại chúng. Từ câu chuyện của biên kịch cho đến cách kể của đạo diễn, dĩ nhiên là cùng với vai trò to lớn của diễn viên chất lượng.

"Nếu nhìn vào hiện trạng của phim Việt hiện nay thì thấy rõ là đã và đang có khá nhiều dự án phim được hình thành và "chào sân" đầy ấn tượng về chất lượng chuyên ngành lẫn doanh thu phòng vé, từ nhiều vị trí tưởng chừng phi - đạo - diễn.

Như với trường hợp các phim của diễn viên - đạo diễn Trấn Thành. Trước đó là các phim của diễn viên - đạo diễn Ngô Thanh Vân. Gần đây thì có đạo diễn xuất thân từ dựng phim, như Lưu Thành Luân với Quỷ cẩu, Lối thoát cuối cùngcó xuất thân từ quay phim.

Hoặc đạo diễn xuất thân từ kiến trúc sư, như với Phạm Ngọc Lân của phim Cu li không bao giờ khóc. Thú vị hơn, còn có đạo diễn phim điện ảnh Việt có xuất thân từ YouTuber là đạo diễn Hoàng Nam, với dự án Đèn âm hồn sẽ trình chiếu sau Tết", chuyên gia này chia sẻ.

Ông đánh giá, những nhân tố như thế ắt hẳn sẽ góp phần đa dạng hóa "hình hài" của phim Việt mùa mới, từ nhiều góc nhìn đa cực với các trải nghiệm khác biệt trong hành trình làm phim của giới làm nghề trong nước.

Đó mới chính là tín hiệu đáng phấn khích nhất cho cả nền chung của điện ảnh Việt, chứ không chỉ với riêng một hiện tượng phòng vé từ một phim Việt bất kỳ.

Tags:

相关文章



友情链接