Gan nhiễm mỡ và béo phì đang trở thành những vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Chúng không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm gan mãn tính hay thậm chí là ung thư. Câu chuyện của bác sĩ Ye Wenling - một chuyên gia phẫu thuật chỉnh hình nổi tiếng người Trung Quốc - đã chứng minh rằng,ácsĩgiảmkgtrongmộtnămCôngthứctừcàphêvàtrứkết quả trưc tuyến chỉ cần thay đổi thói quen sống một cách khoa học, bạn hoàn toàn có thể cải thiện sức khỏe và lấy lại vóc dáng. Hành trình giảm 20kg: Khi chính bác sĩ cũng phải tự cứu mình Theo EDH, ở độ tuổi ngoài 40, bác sĩ Ye Wenling từng gặp khó khăn lớn về sức khỏe khi cân nặng chạm mốc 90kg. Chấn thương do gãy xương khiến ông không thể duy trì các hoạt động thể thao yêu thích, cộng thêm áp lực công việc và các buổi giao lưu xã hội thường xuyên sử dụng rượu bia, khiến ông mắc gan nhiễm mỡ nặng. Các chỉ số men gan ALT, AST của ông lúc đó lên đến 60 U/L, cao hơn nhiều so với giới hạn an toàn. Đây là hồi chuông cảnh báo không chỉ về bệnh lý gan nhiễm mỡ mà còn nguy cơ đe dọa tính mạng. Thay vì tìm kiếm giải pháp từ thuốc men hay các phương pháp phẫu thuật hiện đại, bác sĩ Ye đã chọn tự cứu mình bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện. Kết quả thật đáng kinh ngạc: Chỉ trong vòng 11 tháng, ông giảm được 20kg, đưa chỉ số men gan trở về mức 20 U/L, hoàn toàn thoát khỏi tình trạng gan nhiễm mỡ. Bí quyết đơn giản nhưng hiệu quả Chia sẻ trên chương trình sức khỏe Focus 2.0, bác sĩ Ye nhấn mạnh rằng, việc thay đổi chế độ ăn uống là yếu tố quyết định trong hành trình giảm cân và cải thiện sức khỏe của ông. Điểm nhấn chính trong thực đơn giảm cân của ông chính là bữa sáng với cà phê đen không đường và hai quả trứng. Ông lý giải: Cà phê đen: Caffeine không chỉ giúp kích thích đốt cháy mỡ thừa mà còn giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả. Trứng: Là nguồn cung cấp protein dồi dào, giúp tạo cảm giác no lâu, đồng thời hỗ trợ cơ bắp trong quá trình giảm cân. Ông cũng khuyên nên hạn chế tinh bột trong các bữa ăn chính, thay vào đó là các thực phẩm giàu protein và rau xanh. Một bữa trưa lý tưởng của ông bao gồm: Ức gà, rau xanh, canh và một lượng nhỏ cơm trắng. Với bữa tối, ông ưu tiên các món ăn dễ tiêu hóa nhưng vẫn đảm bảo đủ protein như cá hoặc trứng, kèm theo rau củ hấp. Một yếu tố quan trọng khác mà bác sĩ Ye nhấn mạnh là thứ tự ăn uống trong mỗi bữa ăn. Ông áp dụng quy tắc "rau trước, canh sau; thịt trước tinh bột sau" để giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng một cách hiệu quả, đồng thời ngăn chặn sự tích trữ mỡ trong gan. Ăn rau trước giúp tạo cảm giác no nhanh, giảm lượng thức ăn tiêu thụ. Uống canh giúp làm ấm dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa. Thịt và thực phẩm giàu protein được ưu tiên để cung cấp năng lượng và bảo vệ cơ bắp. Tinh bột ăn sau cùng để hạn chế sự tăng đột ngột của đường huyết, từ đó giảm nguy cơ tích trữ mỡ. Tăng cường vận động Bên cạnh chế độ ăn uống, tập thể dục là yếu tố không thể thiếu trong hành trình giảm cân của bác sĩ Ye. Tuy nhiên, ông không chọn các bài tập nặng mà thay vào đó là phương pháp chạy bộ kết hợp đi bộ nhanh, vừa đơn giản vừa tiết kiệm thời gian. Khi chạy bộ, nhịp tim tăng dần và cơ thể bắt đầu nóng lên. Khi cảm thấy mệt hoặc khó thở, ông chuyển sang đi bộ nhanh, để duy trì vận động liên tục mà không gây áp lực lớn lên cơ thể. Chu kỳ này được lặp lại trong suốt buổi tập để tối ưu hiệu quả đốt mỡ. Theo khuyến nghị từ Bệnh viện Toshima (Nhật Bản), mỗi người nên tập thể dục ít nhất 3-4 lần mỗi tuần, mỗi lần 30-60 phút. Nếu không thích chạy bộ, bạn có thể thay thế bằng các hoạt động nhẹ nhàng hơn như đi bộ, làm việc nhà hay thậm chí là đi mua sắm. Ngoài ra, bác sĩ Ye cũng bổ sung các bài tập tăng cường cơ bắp như squat để ngăn ngừa tình trạng mất cơ và tăng khả năng chuyển hóa năng lượng.