Lạng Sơn phát triển nhanh kinh tế số nhờ triển khai mô hình Tổ công nghệ cộng đồng_ket qua hertha

Hơn 48.700 gia đình tại Lạng Sơn đã có cửa hàng số

Lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn đã xác định chuyển đổi số,ạngSơnpháttriểnnhanhkinhtếsốnhờtriểnkhaimôhìnhTổcôngnghệcộngđồket qua hertha phát triển kinh tế số là cơ hội to lớn để tỉnh miền núi, biên giới có điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn này vươn lên phát triển. Trước tiên, Lạng Sơn tập trung vào chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trong phát biểu tại lễ ra quân phát triển kinh tế số tỉnh Lạng Sơn năm 2021 hồi trung tuần tháng 7, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu đã khẳng định: “Cùng với cả nước, Lạng Sơn xác định chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, huy động mọi nguồn lực xã hội, phát huy sức mạnh của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng, xã hội”.

Phát triển kinh tế số Lạng Sơn hướng tới mục tiêu thay đổi tư duy, phương thức, quy trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của cách làm truyền thống nhiều đời nay bằng nền tảng số, tạo ra các giá trị mới, giúp các hộ nông dân gia tăng thu nhập, bớt sự nhọc nhằn, rủi ro khi được mùa mất giá, được giá thì mất mùa.

Cụ thể, phát triển cửa hàng số cho các gia đình trên nền tảng số Postmart (langson.postmart.vn), Vỏ Sò (langson.voso.vn) để phục vụ việc mua và bán thông qua cửa hàng số, định vị địa chỉ số, xác định nguồn gốc sản phẩm, dùng công nghệ số để kết nối người bán và người mua, phát triển tài khoản thanh toán điện tử.

Phát triển kinh tế số tại Lạng Sơn trong năm 2021 được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 20/7 đến 20/9, triển khai tại 5 huyện Chi Lăng, Hữu Lũng, Văn Quan, Tràng Định, Bắc Sơn; Giai đoạn 2 từ 20/9 đến 20/11, triển khai ở các huyện, thành phố còn lại. Lạng Sơn đặt mục tiêu hết năm nay, 50% số hộ trong toàn tỉnh có cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử.

{keywords}
Đến ngày 15/9, số hộ gia đình tại Lạng Sơn có cửa hàng số đã tăng 48 lần so với thời điểm ra quân phát triển kinh tế số.

Theo số liệu được Sở TT&TT Lạng Sơn đưa ra tại hội nghị trực tuyến 3 cấp về tập huấn triển khai phát triển kinh tế số mới đây, đến ngày 15/9, tại 5 huyện Chi Lăng, Hữu Lũng, Tràng Định, Bắc Sơn, Văn Quan, đã có 48.706 hộ gia đình có cửa hàng số, tăng 48 lần so với thời điểm ra quân; 24.808 hộ gia đình có tài khoản thanh toán điện tử, tăng 82 lần so với thời điểm ra quân.

Trên các cửa hàng số, đến nay đã bán 4.300 mặt hàng nông sản của người dân địa phương và tổng số đơn hàng đạt được là 6.995. Nhờ đó, doanh thu của các hộ tăng tới 145 lần.

Có được kết quả này, theo Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Khắc Lịch, là do tỉnh đã thực hiện có hiệu quả các chiến lược “vết dầu loang”, “đầu tàu” và đặc biệt là tổ chức đào tạo, hình thành các Tổ công nghệ cộng đồng – lực lượng nòng cốt để phát triển kinh tế số.

Trong gần 2 tháng qua, tại 5 huyện đã xây dựng được lực lượng đầu tàu gồm 2.409 hộ gia đình có hàng hóa, nông sản bán được nhiều; đào tạo được lực lượng nòng cốt gồm 3.119 người, với gần 1.000 Tổ công nghệ cộng đồng. Mỗi tổ này có 3 người gồm trưởng thôn và 2 người biết công nghệ, say mê với cái mới.

Tuy nhiên, đại diện Sở TT&TT cũng chỉ rõ một trong những hạn chế của giai đoạn 1 là cấp ủy, chính quyền một số nơi còn chưa thực sự sâu sát trong chỉ đạo và tổ chức triển khai nên kết quả chỉ tiêu đầu tàu, tài khoản thanh toán điện tử của một số đơn vị chưa đạt yêu cầu đề ra.

Mở rộng phát triển kinh tế số trên toàn tỉnh

Trong giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 20/9, Lạng Sơn tiếp tục mở rộng phát triển kinh tế số tại thành phố Lạng Sơn và các huyện Cao Lộc, Đình Lập, Lộc Bình, Văn Lãng, Bình Gia, với mục tiêu 50% hộ gia đình có cửa hàng số và có tài khoản thanh toán điện tử, 10% số hộ gia đình đầu tàu.

Để đạt được mục tiêu trên, ông Nguyễn Khắc Lịch đã lưu ý các huyện, xã cần tiếp tục gắn phát triển kinh tế số với các chiến lược “Vết dầu loang”, “Đầu tàu”, “Nòng cốt – Tổ công nghệ cộng đồng”.

“Mỗi thôn, bản, khối phố cần tổ chức được lực lượng nòng cốt là Tổ công nghệ cộng đồng gồm trưởng thôn, bản và tối thiểu 2 nhân sự được tập huấn, đào tạo đầy đủ để triển khai trực tiếp phát triển cửa hàng số, tài khoản thanh toán điện tử, mua và bán”, ông Lịch nhấn mạnh.

{keywords}
Lạng Sơn mở rộng phát triển kinh tế số trên toàn tỉnh từ ngày 20/9. (Ảnh minh họa)

Cũng tại hội nghị tập huấn được kết nối tới 200 xã, phường, thị trấn tại Lạng Sơn, đại diện Sở TT&TT đề nghị UBND các huyện, thành phố triển khai phát triển kinh tế số giai đoạn 2 nắm rõ các chỉ tiêu về phát triển kinh tế số, nhanh chóng thành lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế số cấp huyện; phối hợp với 2 doanh nghiệp là Bưu điện tỉnh và Viettel Post Lạng Sơn tổ chức tập huấn tập trung cho các lực lượng nòng cốt.

UBND các huyện, thành phố cũng cần sớm giao chỉ tiêu cho Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, trong đó có 4 chỉ tiêu bắt buộc gồm: 50% hộ gia đình có cửa hàng số, 50% hộ gia đình có tài khoản thanh toán điện tử, có 10% số hộ gia đình đầu tàu và phát triên lực lượng nòng cốt – Tổ công nghệ cộng đồng.

Với các UBND xã, phường, thị trấn, cùng với việc thành lập Ban chỉ đạo phát triển kinh tế số, Sở TT&TT cũng đề nghị: Căn cứ tình hình thực tiễn của từng đơn vị cấp xã, các hợp tác xã, Chủ tịch UBND cấp xã ban hành quyết định giao chỉ tiêu cụ thể cho các thôn, bản, khối phố và các hợp tác xã.

Bưu điện tỉnh và chi nhánh Viettel Post Lạng Sơn được yêu cầu phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố để tập huấn, hướng dẫn sử dụng cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử cho lực lượng nòng cốt; bố trí nhân lực hỗ trợ kịp thời hộ gia đình có vướng mắc trong quá trình đưa sản phẩm lên cửa hàng số. Đồng thời, phát triển người mua hàng hóa trên cửa hàng số đến các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước.

Vân Anh

Lạng Sơn phát triển doanh nghiệp công nghệ số phục vụ chuyển đổi số địa phương

Lạng Sơn phát triển doanh nghiệp công nghệ số phục vụ chuyển đổi số địa phương

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Lạng Sơn phấn đấu toàn tỉnh có ít nhất 2.000 doanh nghiệp công nghệ số, trong đó có khoảng 20 doanh nghiệp công nghệ số đủ năng lực phát triển sản phẩm, giải pháp, dịch vụ CNTT phục vụ chương trình chuyển đổi số.