6 cách nhận biết con bị bắt nạt tại trường_bang sep hang c2
Vì thế,áchnhậnbiếtconbịbắtnạttạitrườbang sep hang c2 cha mẹ cần phải biết con mình có đang bị bắt nạt tại trường hay không và những gì họ cần phải làm để bảo vệ con.
Để tránh những điều đáng tiếc xảy ra, bố mẹ cần nắm được những biểu hiện cơ bản của trẻ khi bị bắt nạt và dạy con cách nhận biết bạn bè bị bắt nạt thông qua các cách sau.
Ảnh: iStock |
1. Con bỗng dưng sợ đi học
Nếu con bị bắt nạt ở trường, thì hành vi sợ đi học của con rất đáng báo động. Hãy để ý những khi con viện cớ muốn ở nhà, ví dụ như nhức mỏi hay đau đớn, hoặc khi phòng y tế trường thường xuyên gọi điện gọi bố mẹ tới đón con sớm.
Nếu con bạn ở tuổi vị thành niên, hãy thường xuyên nói chuyện với giáo viên, vì học sinh nhóm tuổi này thường hay trốn học.
Chuyên viên ngăn ngừa bạo lực học đường Donna Clark-Love gợi ý rằng hãy để ý tới những ngày đầu tuần. “Thứ hai là ngày con có biểu hiện ngại đi học nhất, trẻ con luôn cảm thấy an toàn cuối tuần vì chúng ở nhà, thế nên đi học lại vào thứ hai rất khó khăn”. Tương tự, bố mẹ cần dạy con nếu trong lớp có bạn nào nghỉ học quá nhiều thì nên báo cáo với thầy cô và giám hiệu nhà trường để có biện pháp đúng lúc.
Ảnh: iStock |
2. Thường xuyên đau đầu hoặc đau bụng
Đau đầu và đau bụng là hai biểu hiện của cơ thể khi bị áp lực và căng thẳng quá độ do bị bắt nạt tại trường, và cũng là lí do thường thấy khi con trẻ không muốn đi học. Nếu con bạn thường xuyên kêu ca như vậy, hãy nói chuyện với chúng, để con nói thêm về lí do tại sao ốm, ví dụ như: “Dạo này bố/mẹ hay thấy con ốm lắm, con có sao không?”. Đừng cố tỏ ra chất vấn con khi hỏi về điều đó.
Ảnh: iStock |
3. Quần áo rách và cơ thể có vết bầm tím
Những biểu hiện thường thấy nhất cho biết con bạn bị bắt nạt chính là: quần áo bị rách, đồ vật bị trộm và cơ thể có những vết bầm tím. Khi bố mẹ hỏi về lí do, con trẻ thường hay tránh né, không giải thích và không muốn giải thích.
Vì thế, hãy hỏi những câu hỏi gợi mở như: “Giờ ra chơi hôm nay thế nào?”, “Con cảm thấy thế nào?”.
Ảnh: iStock |
4. Con bị khó ngủ
Khi con trẻ lo lắng về ngày hôm sau đi học, trẻ thường khó đi vào giấc ngủ, hoặc ngủ không yên. Lindgren, chuyên viên tại Trung tâm Phòng chống Bạo lực học đường của Mỹ, cho biết: “Nếu con trông mệt mỏi vào bữa sáng, có thể chúng bị khó ngủ”. Và điều đó có thể là một biểu hiện liên quan tới bị bắt nạt tại trường.
Thế nên, nếu tại trường có bạn nào tỏ ra mệt mỏi, thiếu tập trung, con có thể nhận biết ngay.
Ảnh: iStock |
5. Không muốn tiếp xúc
“Nếu con bạn không nói gì và đi thẳng vào phòng sau mỗi buổi học, bạn nên để ý,” Lingdren cho biết. Gây hấn với anh chị em cũng có thể là một biểu hiện bị bắt nạt.
Trong một vài trường hợp, trẻ sẽ trải qua triệu chứng nạn nhân và phản ứng gay gắt với anh chị em hoặc những đứa trẻ khác. Trẻ bị bắt nạt cũng sẽ sợ hãi khi tiếp xúc với những bạn bè cùng trang lứa khác do ám ảnh bắt nạt.
Ảnh: iStock |
6. Trở nên nghiện hoặc sợ công nghệ
Trong một vài trường hợp, con bạn bị bắt nạt trên mạng, và khi đó bạn nên chú ý tới một trong hai biểu hiện sau: Con bạn quá dính công nghệ hoặc từ chối sử dụng thiết bị điện tử. Nếu là biểu hiện trước, con sẽ phản ứng dữ dội nếu bạn cố cấm cản chúng. Còn nếu con sợ, bạn sẽ khó hiểu được con mình hơn.
Lindgren đề nghị bố mẹ hãy đặt ra luật khi con lên mạng. Trẻ em sẽ không muốn nói về việc chúng bị bắt nạt vì sợ điện thoại hay máy tính sẽ bị tịch thu. “Bố mẹ phải tỏ ra là mình muốn giúp con và sẽ không tịch thu đồ của trẻ”.
Hãy cho con biết rằng đang bị bắt nạt, hoặc dạy con nhận biết ai đang bị bắt nạt. Con cần phải tâm sự và chia sẻ chuyện này với ai đó, có thể là bố mẹ, giáo viên, hoặc anh chị em.
Hà Dung
Nữ sinh đánh hội đồng bạn: "Em kinh sợ hành động của mình"
4 trong 5 nữ sinh lột quần áo, đánh hội đồng bạn đều là người cùng làng với nữ sinh Y. Sau vụ việc, các em đang không dám ra khỏi nhà.