Vietnam Post,ệpbưuchínhtăngtốcđưanôngdânlênsànđiệntửthứ hạng của a-league Viettel Post lập kế hoạch chi tiết cho từng địa phương
Ngày 21/7, Bộ TT&TT đã phê duyệt kế hoạch “Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông dân lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn”. Kế hoạch hướng tới mục tiêu đưa các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ hợp tác (gọi chung là hộ sản xuất nông nghiệp) đăng ký tham gia các sàn TMĐT để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thêm các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.
Kế hoạch cũng hướng tới việc thông qua các sàn TMĐT và nền tảng số, cung cấp thông tin hữu ích cho các hộ sản xuất nông nghiệp như thông tin thị trường nông sản, dự báo nhu cầu và năng lực sản xuất nông sản, thông tin thời tiết, mùa vụ… Chọn đưa lên sàn TMĐT các sản phẩm, nguyên liệu, vật tư đầu vào, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp thương hiệu uy tín, chất lượng tốt, giá cả phù hợp để giới thiệu, cung cấp cho các hộ sản xuất nông nghiệp.
Ngay sau khi Bộ TT&TT phê duyệt kế hoạch và Vietnam Post, Viettel Post chủ trì triển khai, 2 doanh nghiệp bưu chính này đã khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết đến từng địa phương trong năm 2021 và các năm tiếp theo.
Mặc dù phương thức hoạt động, nguồn lực khác nhau song điểm chung của 2 doanh nghiệp là đều rất quyết tâm để triển khai hiệu quả việc đưa nông dân lên sàn TMĐT, với mục tiêu trước mắt là đưa 5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp lên các sàn Postmart và Vỏ Sò trong năm 2021.
Ông Phan Trọng Lê, Trưởng Ban Nghiên cứu và Phát triển thương hiệu của Vietnam Post cho biết: Ngay từ đầu tháng 8/2021, Vietnam Post đã thành lập Ban chỉ đạo để triển khai Kế hoạch 1034, trong đó Tổng Giám đốc Chu Quang Hào sẽ là Trưởng ban. Việc đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT sẽ được đơn vị triển khai theo 4 cấp: Tổng công ty, các Bưu điện tỉnh, thành phố, các Bưu điện huyện và lực lượng triển khai tại xã.
Nhân viên Postmart hướng dẫn hộ nông dân đưa sản phẩm lên bán trên sàn thương mại điện tử. |
Cùng với việc phối hợp chặt chẽ với các nguồn lực hỗ trợ bên ngoài là các Bộ, ngành, Sở ngành, UBND huyện, xã tại địa phương, toàn bộ các cấp của Vietnam Post triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo kế hoạch đã xây dựng, phân chia các sản phẩm nông sản theo 2 dòng chính gồm sản phẩm tiêu thụ thường xuyên và sản phẩm tiêu thụ theo mùa/vụ, để hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên kinh doanh trên môi trường số kịp thời, đúng lúc.
Việc đào tạo các hộ sản xuất nông nghiệp về quy trình đưa sản phẩm lên sàn, bán hàng đa kênh, tiếp nhận, xử lý đơn hàng, bảo quản và đóng gói được đơn vị đặc biệt chú trọng và thực hiện linh hoạt theo từng đối tượng, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương.
“Chúng tôi cũng đã xây dựng các luồng ưu tiên dành riêng cho việc vận chuyển nông sản trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh để đảm bảo tối đa chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng”, ông Phan Trọng Lê cho biết thêm.
Postmart cũng dự định sẽ tiếp tục xây dựng hệ sinh thái số gồm website bán hàng, ứng dụng bán hàng trên smartphone, cổng truy xuất nguồn gốc bảo hộ thương hiệu… Với cơ sở dữ liệu thông tin về nhà cung cấp, giấy chứng nhận kinh doanh hay chất lượng sản phẩm đầy đủ, minh bạch được lưu trữ trên hệ sinh thái, mỗi sản phẩm nông sản trên sàn đều rõ ràng về thương hiệu, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng. Từ đó, nâng tầm uy tín, vị thế của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, tiếp cận đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Đối với Viettel Post, tùy vào tình hình thực tế từng địa bàn, các chi nhánh của đơn vị này đều chủ động xây dựng các phương án triển khai chi tiết cho các loại đặc sản, nông sản riêng biệt của vùng trên cơ sở nhất quán với định hướng chung, thông suốt kế hoạch xuống tận huyện, xã và các hộ sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
Hơn 33.000 hộ sản xuất nông nghiệp đã có mặt trên Postmart, Vỏ Sò
Trong điều kiện vận chuyển gặp nhiều hạn chế như hiện nay, theo chia sẻ của đại diện Viettel Post, đơn vị tập trung vào đẩy mạnh tiêu thụ nông sản ngay trong nội tỉnh và các tỉnh lân cận để cùng lúc giải quyết 2 bài toán: Hỗ trợ người dân tìm được đầu ra cho nông sản trong mùa dịch và giúp người tiêu dùng, chủ yếu tại TP.HCM tiếp cận được với nông sản chất lượng cao trong tình trạng giãn cách xã hội.
Gian hàng nông sản miền Nam trên sàn thương mại điện tử Vỏ Sò. |
Sàn Vỏ Sò cũng đã triển khai gian hàng dành riêng cho nông sản các tỉnh miền Nam để tiếp cận với đông đảo người mua tiềm năng không chỉ tại TP.HCM mà còn trên quy mô cả nước.
Đại diện Viettel Post nhận định, bán hàng trên sàn TMĐT là xu hướng phát triển chung trên toàn cầu. Nền tảng này càng trở nên hữu ích hơn trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là đối với bà con nông dân - những người chịu ảnh hưởng không nhỏ, gặp nhiều khó khăn về tiêu thụ sản phẩm.
“Với kênh bán hàng mới là sàn TMĐT, các hộ sản xuất nông nghiệp có thể tiếp cận tới những người tiêu dùng tiềm năng, đồng thời bổ sung cho nguồn cung đang thiếu hụt tại những khu vực thành thị đông dân cư đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh”, đại diện Viettel Post chia sẻ.
Nhờ việc luôn cập nhật thông tin, chủ động trong các hoạt động hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp, 2 sàn Postmart và Vỏ Sò đã đưa hơn 33.000 hộ sản xuất nông nghiệp trên cả nước lên môi trường số, thúc đẩy tiêu thụ gần 18.000 tấn nông sản gồm nhiều loại trái cây như bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), na Chi Lăng (Lạng Sơn), nhãn lồng (Hưng Yên), nhãn xuồng (Đồng Tháp), bơ, sầu riêng (Đắk Lắk) cùng nhiều loại nông sản, rau củ, khoai lang tím, tỏi, hành…
Lãnh đạo 2 doanh nghiệp đều khẳng định sẽ nỗ lực để hoàn thành chỉ tiêu đưa hộ nông dân lên sàn thương mại điện tử. Hai sàn Postmart và Vỏ Sò được kỳ vọng sẽ tiếp tục là đầu ra hiệu quả cho người dân, giúp bà con an tâm trồng trọt không chỉ trong bối cảnh dịch bệnh hiện tại mà còn là kênh tiêu thụ bền vững trong tương lai.
Vân Anh
VietnamPost và Viettel Post, 2 doanh nghiệp sở hữu các sàn Postmart, Vỏ Sò được Bộ TT&TT giao chủ trì triển khai kế hoạch “Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông dân lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn”.