Nếu không có điểm ưu tiên tuyển sinh khu vực, giờ này tôi đã trở thành bác sĩ_trực tiếp bóng đá giải
Nói về chuyện thi đại học quãng chục năm trước đây,ếukhôngcóđiểmưutiêntuyểnsinhkhuvựcgiờnàytôiđãtrởthànhbácsĩtrực tiếp bóng đá giải anh Trần Minh Thành – hiện đang theo học tiến sĩ tại Châu Âu – nói vui rằng như có “dằm trong tim”.
Là học sinh Hà Nội nuôi mộng theo học ngành Bác sĩ đa khoa, nhưng hai năm thi liên tiếp, anh “trượt thẳng cẳng” bởi đều thiếu xấp xỉ 1 điểm.
“Nếu tính điểm thực thi thì tôi đã trúng tuyển, nhưng do rất nhiều bạn được cộng điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng nên mình thua. Đến năm thứ hai vẫn ở mức mấp mé như vậy, tôi thực sự thất vọng và đành chuyển hướng vào ngành thấp điểm hơn chứ không tiếp tục thi nữa, bởi khi đó bỗng nhiên thấy nản.
Khi đó, tôi tha thiết muốn học bác sĩ bởi từng có người thân mắc trọng bệnh. Vì vậy, tôi đã từng cảm thấy rất bất công, bởi bản thân cũng phải học ngày học đêm trày da tróc vẩy khi đặt mục tiêu thi vào ngành học đó. Vậy mà tôi còn phải “chiến đấu” với một loạt thí sinh ở các tỉnh – những người chưa thi đã nắm trong tay từ 0,5 đến 1,5 điểm ưu tiên khu vực.
Mà trong một cuộc cạnh tranh gay gắt như ở trường y hay một số ngành top ở những trường top khác như Ngoại thương hay Bách khoa, chỉ ¼ điểm đã là quyết định “sống – còn”” – anh Thành chia sẻ.
Anh Thành nói đến nay dù không hối hận với quyết định chuyển hướng và thấy ngành anh theo đuổi hiện nay cũng phù hợp, nhưng sâu trong thâm tâm, anh vẫn có sự nuối tiếc nhất định.
“Đôi khi vào mùa thi, đọc thông tin thi cử, tôi lại nghĩ rằng nếu ngày đó tôi cũng có điểm ưu tiên, hay ai cũng vào đại học chỉ bằng điểm thi thực chất, thì giờ này tôi đã là một bác sĩ”.
Với câu chuyện đang ồn ào mấy ngày gần đây, khi Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022 có điểm mới là điểm cộng ưu tiên khu vực chỉ áp dụng cho năm thí sinh tốt nghiệp THPT, anh Thành bình luận mặc dù không đồng tình với việc cộng điểm ưu tiên nhưng dự kiến này là sự “nửa vời”.
“Tôi nghĩ nếu bỏ thì bỏ luôn, còn nếu đã “thương” thì “thương cho trót”, bởi không biết Bộ có khảo sát hay thống kê về tỉ lệ thi lại của các thí sinh thuộc diện ưu tiên hay không, ở năm thi lại bao nhiêu bạn về thành phố ôn thi, bao nhiêu bạn vẫn chỉ học thi ở khu vực mình sinh sống… Bộ nên đưa ra quyết định của mình một cách khoa học chứ như đề xuất hiện nay dường như chỉ xuất phát từ cảm tính”.
Trong khi đó, Nguyễn Huy Tùng (Nghệ An) – hiện đang là sinh viên năm thứ nhất của Trường ĐH Y Dược Huế nhưng vẫn ấp ủ quyết tâm thi lại vào ngành Răng – Hàm – Mặt của Trường ĐH Y Hà NộI – là đối tượng sẽ chịu ảnh hưởng nếu dự kiến về điểm ưu tiên của Bộ GD-ĐT được chính thức hóa.
Là thí sinh thuộc khu vực 1, năm ngoái, Tùng được cộng 0,75 điểm ưu tiên. Tuy nhiên, trước khả năng sẽ không được cộng điểm ưu tiên khu vực nữa, nam sinh sinh năm 2003 này cảm thấy lo lắng.
“Năm vừa rồi, em được 27,95 điểm, cũng chỉ thiếu 0,5 điểm là có thể đỗ vào được ngôi trường mà mình mơ ước. Do đó, em biết rằng việc không cộng điểm sẽ tạo ra sự chênh lệch đến mức độ nào” – Tùng bày tỏ.
Theo nam sinh này, việc không cộng điểm cho những thí sinh thi tốt nghiệp các năm trước có thể gây ra nhiều điều bất công, đặc biệt là đối với những ngành học top đầu, “vốn 0,1 điểm cũng có thể tạo ra khoảng cách rất xa”.
Ngoài ra, với ý kiến cho rằng thí sinh tự do sẽ có nhiều ưu thế hơn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT như thời gian ôn luyện, kinh nghiệm thi cử… Tùng cho rằng việc thi lại không phải là quyết định dễ dàng với bất kỳ ai, và không phải ai cũng dám thi lại.
“Bỏ 1, 2, 3 năm, thậm chí nhiều hơn nữa để thi lại không phải cứ muốn là quyết, nhất là trong môi trường coi trọng thành tích học tập ở nhiều địa phương. Áp lực có thể xuất phát từ gia đình, họ hàng hay cả từ những người bạn đồng trang lứa đã đỗ đạt. Sự chạnh lòng và khả năng bị gièm pha là điều hoàn toàn có thể hiện hữu trong suốt quá trình ôn thi lại.
Ngoài ra, thi lại cũng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận một năm đầy rủi ro. Nhiều thí sinh có khả năng bỏ cuộc giữa lúc đang ôn thi lại, nhất là khi cảm giác thi trượt vẫn còn đeo bám. Áp lực học tập vì thế sẽ lớn hơn rất nhiều lần dẫu phải thi ít môn hơn”.
Với những lý do này, Tùng cho rằng, sẽ thật bất công nếu bỏ điểm ưu tiên khu vực, bởi “điều này chẳng khác nào đang trừ điểm của người thi lại”.
Giống như Tùng, Trần Minh Anh (sinh năm 2003), cũng cảm thấy “sốc” trước sự thay đổi này. Minh Anh cho rằng, nếu thông tin này được thông báo sớm hơn - vào khoảng đầu năm học, rất có thể nhiều thí sinh tự do sẽ cân nhắc về quyết định thi lại.
“Giờ đây, chỉ còn vài tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, điều này sẽ gây hoang mang cho không ít người, như em chẳng hạn” - Minh Anh nói.
Vốn là sinh viên ngành Kế toán tại một trường đại học ở Hà Nội, hết kỳ 1 năm nhất, vì cảm thấy mệt mỏi với chương trình học, Minh Anh quyết định bảo lưu để ôn thi lại vào ngành Thiết kế đồ họa của Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp. Để đưa ra quyết định này, nữ sinh nói, bản thân cũng phải chịu rất nhiều áp lực về mặt tinh thần, thậm chí rất khó khăn để thuyết phục gia đình.
“Ra Tết, khi chỉ còn 6 tháng nữa để ôn thi, bố mẹ mới đồng ý cho em được theo đuổi ước mơ của mình. Nhưng việc ôn thi lại với em cũng rất khó khăn khi phải ôn luyện một khối thi khác hoàn toàn so với khối cũ. Chưa kể, ngành học em dự định thi cũng là ngành có mức điểm cao nhất vào trường - năm ngoái lấy 21,38 điểm.
Lúc nào em cũng trong tâm trạng lo lắng không biết ôn thi có kịp không, tâm lý cũng không vững vì phải cố gắng lắm bố mẹ mới cho phép thi lại nên rất sợ thi trượt”.
Nữ sinh cũng cho rằng, những trường hợp như mình không có lợi thế hơn so với những thí sinh dự thi năm nay, thậm chí tâm lý “phải đỗ” nặng nề hơn rất nhiều.
“Như em còn có 1 kỳ bảo lưu để tập trung ôn luyện, còn có những bạn thời gian eo hẹp hơn khi vừa phải làm thêm để trang trải chi phí ôn thi, vừa học tập trên trường đại học, vừa phải giấu diếm gia đình,… áp lực và kỳ vọng từ đó cũng nhân đôi.
Chưa kể, có không ít người vì hoàn cảnh khó khăn mà phải tạm gác lại việc học, phải bươn chải kiếm tiền hoặc đi nghĩa vụ, đến khi ổn định mới có thể tiếp tục theo đuổi ước mơ học tập”.
Do vậy, theo Minh Anh, việc bỏ ưu tiên khu vực sẽ là sự bất công và thiệt thòi cho những thí sinh dự thi lại.
“Mặc dù điểm ưu tiên không nhiều, nhưng đây cũng là một phần an ủi, động viên cho những thí sinh thi lại có thêm khả năng, cơ hội để tiếp tục việc học của mình”, nữ sinh nói.
Phương Chi - Thúy Nga