Sau khi Dân tríchia sẻ thông tin xoay quanh đề xuất mới của lãnh đạo Cục Cảnh sát giao thông về cơ chế trả tiền cho người dân,ônganmuavideoviphạmgiaothôngĐánhmạnhvàotúitiềnngườiviphạkeobongda mua lại các hình ảnh, video vi phạm giao thông để xử phạt nguội, nhiều bạn đọc đã gửi ý kiến cá nhân về tòa soạn để trao đổi.
Theo đề xuất này, người dân có thể gửi clip tự quay hay dùng dữ liệu của camera hành trình trên xe của mình để gửi tới Cục Cảnh sát Giao thông. Cơ quan này sẽ có cổng thông tin tiếp nhận toàn bộ các thông tin đó để xác minh và xử lý.
Ở Mỹ, Hàn, nhiều người kiếm bộn tiền nhờ cung cấp video vi phạm giao thông cho cảnh sát
Đại tá Đỗ Thanh Bình, Cục phó Cục Cảnh sát Giao thông cho biết, ở nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, người dân đã thành văn hóa ghi hình vi phạm và gửi cho nhà chức trách. Có người chuyên săn đỗ xe trái phép để gửi cho công an. Nếu xử phạt được người vi phạm thì người ghi hình sẽ được trả một phần trong số tiền đó.
Bạn đọc Anh Văn gửi thông tin tới Dân trícho biết, một luật ban hành năm 2019 đã giúp thành phố New York (Mỹ) thu về 2,3 triệu USD chỉ thông qua việc phạt các tài xế vi phạm. Khoảng 600.000 USD trong đó được trả cho những công dân thành phố đã báo cáo về vi phạm, và 125.000 USD trong số này thuộc về chỉ một người là anh Donald Blair.
Anh này thường xuyên ghi lại bằng chứng về những chiếc xe tải và xe buýt chạy không tải ở khu vực Brooklyn. Nhờ vậy, anh đã nhận được 55.000 USD và khoảng 70.000 USD khác đang trên đường về tài khoản của người đàn ông này.
Câu chuyện bắt đầu từ việc hơn một nửa các bang của Mỹ ban hành luật cấm xe tải chạy không tải trong một khoảng thời gian nhất định. Mục đích nhằm giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu trung bình mỗi năm cũng như giảm mức khí thải ra môi trường.
Video sau đó cần được đăng tải lên website của Sở bảo vệ Môi trường cùng bản khai kèm cam kết. Chủ xe vi phạm có thể bị phạt với mức trung bình 350 USD, còn người báo cáo được nhận 87,5 USD.
Cũng theo thông tin từ bạn đọc Anh Văn, ở New York, có riêng một nhóm khoảng 60 người được gọi là "các chiến binh không tải". Tất cả đều chuyên theo dõi, phát hiện và ghi hình các xe vi phạm, có người cũng đã kiếm được khoảng 40.000 USD nhờ công việc này. Vì thế, đây thậm chí được ví như một công việc hấp dẫn với nhiều người.
"Nếu bạn muốn thay đổi thói quen của ai đó, cách tốt nhất là đánh thật mạnh vào túi tiền của họ"
Sau khi Dân trítạo bảng thăm dò ý kiến bạn đọc về đề xuất nhà chức trách trả tiền cho người dân để mua lại các hình ảnh, video vi phạm giao thông, kết quả cho thấy: 58% bạn đọc đồng tình với phương án Công an nên trả tiền cho dân để có dữ liệu xử phạt nguội các hành vi vi phạm giao thông; 38% bạn đọc cho rằngNgăn chặn hành vi vi phạm giao thông là trách nhiệm của mọi công dân, không nên "đòi tiền".
Một số ý kiến khác được bạn đọc đưa ra là: "Việt Nam nên áp dụng hình thức thu nhận thông phương tiện vi phạm luật giao thông như nước Mỹ hay Hàn quốc. Vì các phương tiện giao thông di chuyển rất lộn xộn, chạy ẩu: vượt đèn đỏ, chen lấn, đi vào đường cấm, đường khẩn cấp, chuyển hướng không báo trước... và điều đáng ngại tình trạng vi phạm an toàn giao thông ngày càng tăng do số lượng phương tiện gia tăng" - bạn đọc Thái An viết.
Chia sẻ thông tin có được từ nước bạn Hàn Quốc, bạn đọc Văn Chiến cho biết: "Hoan hô sáng kiến mua video sai phạm. Bên Hàn Quốc cách đây 20 năm, giao thông họ cũng lộn xộn, đi bừa đi ẩu, vi phạm rất nhiều. Rồi chính quyền bắt đầu có chính sách mua video sai phạm từ người dân, thế là nhiều người bỏ cả việc sắm camera đi săn vi phạm, thu nhập cao hơn cả đi làm. Điều này khiến những người hay vi phạm sợ phát khiếp luôn. Bây giờ ở Hàn Quốc, giao thông ngay ngắn như châu Âu".
Cũng có một số ý kiến thắc mắc như: "Khi kho dữ liệu lớn lên thì làm sao cơ quan chức năng kiểm soát được tính duy nhất của một hình ảnh hay clip. Ví dụ nhiều người quay cùng một vi phạm ở nhiều góc khác nhau, hay một clip được gửi đi gửi lại. Khi đó khi nhận được một phản ánh là phải duyệt lại toàn bộ dữ liệu chăng?", bạn đọc Tuệ Minh.
"Thay vì bỏ tiền ra mua video rồi mất công mất sức xác minh thật giả, sao không bỏ tiền một lần đầu tư hệ thống camera phạt nguội đi luôn cho nhanh? Làm sao để biết nhờ video của mình mà CSGT phạt được người vi phạm để đòi tiền?",bạn đọc Việt Hưng.
Bạn đọc Quang Trần hài hước: "Việt Nam mà có cái luật này hàng ngày em cứ ra cầu vượt gần nhà ngồi uống nước chè, mưa thì nghỉ, tháng cũng phải thu nhập vài chục triệu mất. Em thấy 99% các bác ô tô đi qua cái cầu đấy đều đi sai luật mà lại quốc lộ cơ ạ".
Không cần nhận tiền, bạn đọc Duy Tín cho biết bản thân chỉ mong được chung tay với nhà nước nâng cao ý thức giao thông của người dân: "Không cần bỏ tiền mua đâu ạ, các bác cứ triển khai rồi trong quá trình thực hiện sửa đổi để thích nghi, cứ cung cấp địa chỉ zalo, email đường dây nóng thì chúng tôi sẽ rất vui lòng cung cấp video vi phạm giao thông thôi ạ. Bản thân tôi là người tham gia giao thông bấy lâu nay rất muốn được đóng góp phần công sức để giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Hãy để người dân cùng chung tay với nhà nước.
Tuy nhiên tôi cho rằng không cần phải bỏ tiền ra để mua clip để làm chứng cứ xử phạt nguội. Mà chỉ cần xây dựng một cơ chế tiếp nhận trong thời đại 4.0 này thì chắc chắn người dân sẽ chung tay cùng Nhà quản lý trong việc xử phạt nguội đối với những vi phạm trong những vi phạm về giao thông".