- Gia đình tôi lục đục cũng xuất phát từ việc ham lễ bái quá nhiều của chồng tôi.
Mới đầu năm gia đình tôi đã rơi vào cảnh cãi vã,ễhộiChồngđilễxingiàusangphúquývợoằnlưngcõngnợnhận định darmstadt hục hoặc. Đến giờ, hai vợ chồng không ai thèm nói với nhau câu nào. Nguyên nhân cũng xuất phát từ việc cuồng tín quá mức của chồng tôi.
Hai vợ chồng tôi đi làm, thu nhập cũng chỉ đủ duy trì cuộc sống. Cuối năm có chút tiền thưởng Tết, chúng tôi cũng phải cân nhắc để biếu xén, quà cáp nội ngoại hai bên và lo sắm sửa Tết.
Nhưng năm nào cũng vậy, cứ vào đầu năm cũng là lúc hành trình đi lễ bái không biết mệt nghỉ của chồng tôi bắt đầu.
Theo quan điểm của tôi, việc lễ bái cốt ở lòng thành, đi lễ đền, chùa chỉ để cho lòng bình yên, thanh tịnh chứ không phải chăm chăm cầu xin vật chất, công danh.
Chồng tôi lại khác, anh cho rằng, giờ anh chỉ là nhân viên quèn, muốn thăng tiến, ngoài năng lực ra cũng cần quan hệ và coi trọng cả về mặt tâm linh nữa thì mới mong có tương lai.
Tương lai chẳng thấy đâu, chỉ thấy rằng 4 năm lấy nhau là 4 năm tôi méo mặt xoay sở tiền nong. Theo đó, chồng chỉ đưa tôi một ít lương, còn bao nhiêu anh đổi ra tiền lẻ và dùng để chi tiêu, phục vụ cho việc lễ bái.
Đi chùa chắc chắn phải có mâm hoa quả đầy ngọn, tiền cho hòm công đức cứ phải đổi tập 20 nghìn. Đi đền, phủ bao giờ cũng phải có đầu heo quay, mâm xôi gấc, cân giò, trà, rượu chưa kể hoa quả. Anh bảo phải đầy đủ hoa, trà, quả, thực thì mới được các thánh ban lộc, xoàng xĩnh quá là không thành tâm.
Nhìn lịch trình đi lễ của anh mà tôi phát hoảng. Hôm trước vừa đi phủ Mẫu trên vùng cao, vừa về đến nhà, nghe bạn đồng nghiệp gọi điện rủ đi đền Trần cầu công danh. Hôm sau anh đã đi chợ từ sáng sớm, sắm sanh lễ vật, để ngày kế tiếp đi.
Cứ như vậy, chồng tôi năm nào cũng đi lễ bái tốn kém mà công việc vẫn dậm chân tại chỗ, còn rước thêm mấy khoản nợ do vay mượn.
Ảnh: VietNamNet |
Tính ra mỗi kỳ lễ hội kết thúc, việc đi lễ bái của chồng tôi cũng ngốn đến mấy chục triệu chứ chẳng ít ỏi.
Nhưng dường như tư tưởng phải đi cúng bái, lễ lạt mới thành danh đã ăn vào máu của anh mất rồi. Tôi khuyên nhiều thì anh quát lên: “Việc thờ cúng, lễ bái phải là việc của người đàn bà. Nhưng cô không lo được thì để tôi lo. Cô còn nói nhiều, rồi các thánh quở trách, mất bao công tôi đi cầu cúng bây giờ”.
Việc anh cuồng tín còn làm khổ lây cả các con. Sau Tết, việc quan trọng là cho con tập trung học hành, nhưng lần nào đi, anh cũng bắt tôi xin phép cho hai đứa nghỉ học đi cùng anh. Theo quan điểm của chồng tôi, phải cho hai đứa con thấm nhuần và biết lễ bái từ nhỏ.
Anh nói thêm, muốn cầu xin sức khỏe, thông minh cho các con thì phải để chúng vào tận nơi thành tâm lễ bái mới đúng đạo.
Hậu quả là vừa ra Tết, nhà tôi đã bị người ta đòi nợ. Chồng tôi mải mê với công việc sùng bái, lễ lạt nên bị cơ quan nhắc nhở. Sếp anh vừa thông báo nếu anh không tập trung đi làm, xin nghỉ nhiều quá sẽ cho anh nghỉ việc.
Thấy thế, tôi kiên quyết không cho anh chi tiền vào mấy việc cúng bái nữa. Anh không đồng ý, quát tháo um lên, buông lời xúc phạm tôi. Cuối cùng, anh đổ lỗi tại tôi "nói phạm đến thánh thần nên bị quở" khiến công việc anh gặp hạn.
Đến lúc này, tôi cũng không biết nói gì với anh nữa.
Đi lễ đầu năm là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Tuy nhiên, nhiều người ham mê lễ bái thái quá gây nên nhiều hệ lụy. Độc giả có câu chuyện xin gửi cho chúng tôi theo địa chỉ Email: [email protected]. Những bài viết phù hợp sẽ được đăng tải và nhận nhuận bút từ tòa soạn. Trân trọng cảm ơn! |
Kinh nghiệm làm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 'chuẩn' nghệ nhân
Rằm tháng Giêng (15/1 âm lịch) là một trong những ngày lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Việc làm mâm cỗ cúng sao cho tươm tất luôn được các gia đình quan tâm.