Bí quyết xử lý tình huống khủng hoảng trẻ lên ba_ket qua liga
- Tính nết thay đổi thất thường,íquyếtxửlýtìnhhuốngkhủnghoảngtrẻlêket qua liga thường xuyên lăn ra giữa nhà khóc lóc ỉ ôi là những cuộc khủng hoảng tâm lý khi trẻ bắt đầu tuổi lên ba.
Khủng hoảng tuổi lên 3
Cả tuần nay chị Hà Thu (Cầu Giấy, Hà Nội) căng thẳng vì không biết xử lý thế nào với con gái hơn 3 tuổi. Mấy hôm nay bé “dở chứng”, hay cáu giận và gào khóc, mẹ hỏi thế nào cũng không chịu trả lời.
“Tự nhiên dạo này con thay tính đổi nết, rất hay khóc nhè. Sáng hôm nọ như bình thường gọi con dậy để đi học, con đột nhiên khóc giãy đành đạch, mẹ dỗ thế nào cũng không nín, nói gì cũng không nghe”, chị Thu nói.
Cũng có con trai ở tuổi này, chị Quỳnh (Mỹ Đình, Hà Nội) cho biết, con rất hay cáu gắt và thậm chí là khóc lóc khi làm việc gì đó mà không vừa ý.
“Bình thường con vẫn thích ăn hành. Vậy mà một hôm mẹ cho hành vào trứng rán thì khóc giãy nảy lên bảo con không ăn hành, con muốn ăn trứng không cơ. Bố mẹ nói thế nào cũng không nín”.
Tự nhiên hay cáu, rồi gào khóc là hiện tượng tâm lý bình thường trong quá trình phát triển của trẻ |
Theo các chuyên gia tâm lý, những biểu hiện này là bình thường, tất yếu trong quá trình phát triển của trẻ. Do đó, khi thấy con có những hành vi thái quá chớ nên quy chụp cho con là hư, láo, càng không nên quát mắng, nhất là đánh trẻ.
Nguyên nhân gây gây ra các hiện tượng này là do mâu thuẫn giữa nhu cầu và năng lực của trẻ. Trẻ lên 3 bắt đầu ý thức được các khả năng của mình, muốn được làm việc như một người lớn nhưng năng lực lại chưa thể tự làm hoặc bị bố mẹ ngăn cấm nên nảy sinh xung đột.
Ngoài ra, do khả năng ngôn ngữ chưa phát triển hoàn thiện khiến các bé chưa biết cách diễn đạt trọn vẹn những mong muốn của mình với người lớn. Và chính điều này gây ức chế, làm các bé dễ cáu bẳn và nổi khùng.
Trong cuốn “Về nhân cách trẻ 3 tuổi”, nhà tâm lý học V. Keler đã mô tả những biểu hiện thường gặp ở trẻ trong lứa tuổi này:
- Tiêu cực: Trẻ thường có biểu hiện không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn.
- Ngoan cố: Trẻ kiên quyết nghiêng về phía sự thoả mãn đòi hỏi của bản thân, sự quyết định của mình.
- Ngang ngạnh: Gần như sự ngoan cố và tiêu cực, nhưng nó có đặc điểm đặc trưng của ngang ngạnh là có tính công khai và thiếu cá tính hơn. Đây là sự phản kháng lại trật tự trong gia đình.
- Tự tiện: Là xu hướng giải thoát khỏi người lớn. Trẻ muốn tự mình làm điều gì đó. Phần nào ta thấy dấu hiệu này có cả ở đợt khủng hoảng một tuổi.
- Vô lễ với người lớn: Trẻ có biểu hiện nói trống không hoặc nói hỗn với người lớn.
- Chống đối – nổi loạn: Hiện tượng này xuất hiện trong các cuộc cãi vã thường xuyên với cha mẹ “tất cả hành vi của trẻ đều thể hiện sự chống đối, dường như trẻ luôn nằm trong trạng thái chiến tranh với người xung quanh, trong trạng thái ẩu đả với người lớn”.
- Chuyên quyền: ở những gia đình có độc nhất một trẻ sẽ gặp phải xu hướng chuyên quyền. Trẻ tỏ ra chuyên quyền trong quan hệ với tất cả mọi thứ xung quanh.
Trẻ ăn vạ là một cách “nắn gân” cha mẹ, cha mẹ càng dỗ dành thì trẻ càng thắng thế và mè nhèo hơn. |
Xử trí như thế nào?
Theo TS. Vũ Thu Hương, Khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, mọi lời giáo huấn với con ở tuổi này đều vô giá trị bởi lượng từ vựng và ngữ pháp của trẻ chưa đủ để hiểu các đoạn hội thoại dài và phức tạp. Chính vì vậy cha mẹ không nên ca thán hay rao giảng đạo đức với con mà hãy “bình thường hóa quan hệ”.
“Sau khi xác định rõ ràng rằng con không đau, không đói...chỉ ăn vạ thôi thì việc duy nhất cần làm làm là bình tĩnh và kiên nhẫn. Con hay nôn ói khi khóc thì hãy đặt quanh con khăn, chậu, nước rồi bỏ đi. Không bỏ đi xa mà ngồi ở chỗ có thể quan sát con, cấp cứu nếu có gì nghiêm trọng hơn.
Thái độ cha mẹ cần có là phải cực kì bình thản và vui vẻ, nghĩa là lờ con đi. Bởi khi con ăn vạ, con không nghĩ gì nhiều cả, chỉ muốn “thi gan” với bố mẹ thôi. Thế nên cứ để con thích khóc thì khóc, thích gào thì gào. Cha mẹ càng bình thản bao nhiêu, cơn giận hờn càng nhanh chóng tắt ngấm bấy nhiêu.
Bởi vì trẻ thực sự không cần khóc, trẻ chỉ ăn vạ thôi. Con ăn vạ để “nắn gân” cha mẹ nên nếu con thấy khán giả không hào hứng với màn kịch ấy thì con sẽ thôi ngay. Sau độ, 2, 3 lần “nắn gân” thử lại mà kết quả vẫn thế thì con sẽ chấm dứt màn kịch đó để đi tìm chiêu trò khác”, TS. Hương chia sẻ.
“Nếu con ăn vạ ở ngoài đường, siêu thị, để đòi mua cái gì đó thì việc cần làm là lờ đi và bỏ đi. Đảm bảo con sẽ chạy theo vì sợ. Con sẽ không ăn vạ nữa vì biết sự thể không thay đổi gì và món hàng nó muốn cũng không thể về tay nó vì mẹ không chịu nhượng bộ”, TS. Hương nói thêm.
Sự khủng hoảng này chỉ nhất thời, cha mẹ phải bình tĩnh thì mới cầm tay các con bình tĩnh giải quyết khủng hoảng được. Căng là khổ trẻ con mà chạ mẹ cũng tự dưng chuốc bực vào người |
Có con gái hơn 3 tuổi, MC Nguyễn Minh Trang cũng chia sẻ rằng, phải dùng “trái tim nóng và cái đầu lạnh” để xử lý khủng hoảng của con.
“Daisy nhà mình tuổi nào cũng khủng hoảng, có đợt 1 ngày khủng hoảng mấy bận. Thời gian đầu không quen, mình cũng dễ nổi cáu lắm. Làm sao không nổi cáu cho được khi đã nói sõi 1 tỉ từ mà từ sáng đến tối chỉ 1 từ "không" hoặc khóc quấy nhằng nhẵng chẳng vì lý do gì. Hôm trước vừa ăn xoài trộn sữa chua vừa líu lo khen ngon, hôm sau đã khóc váng nhà vì mẹ trót cho sữa chua vào xoài. Sau hơn 3 năm rưỡi sống chung với lũ, mình dần dần tổng kết được 1 quy trình giải quyết khủng hoảng khá hiệu quả, nhẹ nhàng. Đến giờ phút này, mình chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có ý định dùng roi vọt với Daisy”, nữ MC nổi tiếng chia sẻ.
Quy trình giải quyết khủng hoảng mà Minh Trang thực hiện gồm 6 bước: Bày tỏ sự đồng cảm với con (ôm, cầm tay, lắng nghe...); Tìm hiểu, gọi tên vấn đề của con; Lắng nghe nhu cầu/cách giải quyết con mong muốn; Đưa ra đề xuất phương án bố/mẹ mong muốn thông qua các lựa chọn; Hỗ trợ con giải quyết vấn đề (nếu con cần); Tuyên bố kết thúc khủng hoảng (đập tay, một cái ôm thật chặt, thật dài...).
“Đôi khi tầm ẩm ương này khóc quấy hay ăn vạ chả vì một lí do gì, hoặc vì lí do siêu lãng xẹt, mình luôn tự dặn mình rằng sự khủng hoảng này chỉ nhất thời, luôn phải giữ cái đầu lạnh, mình càng bình tĩnh thì mới cầm tay các bạn bé bình tĩnh giải quyết khủng hoảng được.
Mẹ tuyệt đối tránh những kiểu câu mệnh lệnh (VD: nín ngay, đứng dậy ngay, đi tất vào, không nói nữa, ăn đi, ăn nhanh lên...); tránh dùng những cụm từ phủ định mạnh (VD: Không được, mẹ nói không là không...), đánh giá/trách móc chung chung (VD: sao con hay ăn vạ thế?, sao con hư/quấy thế?, sao con lười ăn thế?, sao con nhát thế?...)”, nữ MC chia sẻ.
Kim Minh