Lo lắng được giải tỏa, hiệu trưởng Marie Curie không cần “nhảy cầu”_kq bahrain

Ngày 11/5,ắngđượcgiảitỏahiệutrưởngMarieCuriekhôngcầnnhảycầkq bahrain Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (Ủy ban) đã có buổi tọa đàm với đại diện hơn 20 trường phổ thông tư thục về những nội dung liên quan tới Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi.

Ngay sau khi kết thúc buổi tọa đàm, chia sẻ về cảm xúc của mình, ông Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch hội đồng quản trị Trường THCS & THPT Marie Curie (Hà Nội) cho biết, con tim ông “đã vui trở lại” bởi sự lo lắng, trăn trở của những ngày qua cuối cùng cũng đã được giải tỏa.

Trước đó, ông Khang cùng một số người là đại diện chủ đầu tư của các trường tư thục đã gửi kiến nghị tới Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Ủy ban về các vấn đề liên quan tới quyền sở hữu và điều hành nhà trường trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi.

Bản thân ông Khang lo lắng, những thay đổi trong luật có thể làm cho tất cả các nhà đầu tư “chỉ có thể nghĩ đến một điều thảm hại nhất là bị tước quyền sở hữu”. Bởi vậy, tại hội thảo ngày 8/5, ông nói nếu bị tước quyền này, ông sẽ bán trường và ra "chân cầu Thăng Long" (có báo mô tả là "nhảy cầu").

Vì vậy, các trường tư thục đồng loạt có kiến nghị chung: giữ nguyên quy định về Hội đồng quản trị trường tư thục trong Điều 53 Luật Giáo dục hiện hành, thay cho Khoản 3 Điều 56 Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi; thay Điều 100 của Dự thảo bởi Điều 67 Luật Giáo dục hiện hành.

{keywords}

Ông Khang cho biết, con tim ông “đã vui trở lại” bởi sự lo lắng, trăn trở của những ngày qua cuối cùng cũng đã được giải tỏa. (Ảnh: Thúy Nga)

Trước những kiến nghị này, tại buổi làm việc với các cơ sở giáo dục tư thục để lắng nghe ý kiến góp ý, thảo luận, GS Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Uỷ ban cho rằng, những bức xúc tại hội thảo ngày 8/5 có thể xuất phát từ những điểm hiểu lầm tại các điều trong bản dự thảo.

Giải thích về Khoản 3 Điều 56, ông Bình cho biết, các nhà đầu tư chỉ quan tâm tâm tới mục 3.a) là quy định cho các trường tư thục, hội đồng trường "bao gồm đại diện nhà đầu tư, thành viên trong và ngoài trường do hội nghị nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp". 

Theo nội dung mục này, nhà đầu tư hoặc những ai góp vốn hoàn toàn có thể quyết định thành phần của hội đồng trường.

Tuy nhiên, "dấu chấm phẩy"(;) đặt cuối mục 3.a) lại chính là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư hiểu lầm rằng đoạn ghi dưới mục 3.b): “Thành viên trong trường gồm có các thành viên đương nhiên là bí thư cấp ủy, chủ tịch công đoàn, đại diện ban chấp hành đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là người học của trường (nếu có), hiệu trưởng; thành viên bầu là đại diện giáo viên và người lao động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu;

Thành viên ngoài trường là đại diện lãnh đạo nhà quản lý, nhà giáo dục, doanh nhân, cựu học sinh do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu;" cũng dành cho cả mục 3.a) và dẫn đến sự bức xúc. 

Ban soạn thảo ghi nhận điều này và đã có sự điều chỉnh. Cụ thể, để chuẩn về văn bản, ban soạn thảo sẽ thay dấu "chấm phẩy" (;) bằng dấu "chấm"(.). 

GS Phan Thanh Bình cũng lưu ý thêm, các nhà đầu tư cần đọc kỹ Điều 49 của Dự thảo, trong đó tại mục trách nhiệm, quyền hạn của nhà đầu tư có ghi nhà đầu tư có quyền "bầu hoặc cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên bầu của hội đồng trường”.

Với mục này, hội đồng trường hoàn toàn thuộc quyền quyết định của nhà đầu tư. Do vậy các nhà đầu tư không cần lo lắng về việc “không giữ được quyền sở hữu và điều hành”.

Còn về những thắc mắc xoay quanh điều 100, giải thích từ “pháp nhân nhà trường”, Phó chủ nhiệm Ủy ban pháp chế cho biết, ban soạn thảo có ý tưởng tới đây, các nhà đầu tư sẽ phải thành lập công ty để sở hữu và quản lý trường.

Công ty này sẽ phải xin mở trường và chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp, luật đầu tư. Sau khi luật này được thông qua và có hiệu lực, những nhà đầu tư nào muốn thành lập trường trước hết phải thành lập công ty, thuyết minh điều kiện và sẽ có một bộ phận thẩm định. Nếu đạt yêu cầu đề ra, công ty ấy sẽ được trao quyết định mở trường.

Như vậy lịch sử để lại có những trường không có công ty hoặc theo kiểu “con sinh trước, bố sinh sau” sẽ cần phải có lộ trình về thời gian để chuyển đổi.

Ông Bình cho biết, Chính phủ sẽ có nghị định chỉ đạo chấp nhận chuyển mã số thuế của các trường sang công ty nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong quá khứ. Pháp nhân nhà trường lúc này chính là các công ty. Do vậy, các nhà đầu tư không cần lo lắng việc bị tước bỏ quyền sở hữu.

Thúy Nga

Tại sao hiệu trưởng Trường Marie Curie muốn 'có mặt ở cầu Thăng Long'?

Tại sao hiệu trưởng Trường Marie Curie muốn 'có mặt ở cầu Thăng Long'?

-Ông Nguyễn Xuân Khang nói rằng mình đã thức trắng đêm nghiên cứu, và nếu có chuyện xảy ra thì ông sẽ... "có mặt ở cầu Thăng Long".