Trong khuôn khổ Tuần lễ Số quốc tế Việt Nam 2024 đang diễn ra tại TP Hạ Long,úcđẩypháttriểnvàứngdụngcáccôngnghệvôtuyếnbăngrộngtạiViệkeonhacai.de ngày 20/11, Bộ TT&TT phối hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội thảo "Công nghệ miễn cấp phép thế hệ mới phục vụ phát triển kinh tế số”.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp hàng đầu trong và ngoài nước đã tập trung thảo luận về các vấn đề trọng tâm gồm: Xu hướng sử dụng băng tần 6GHz trên thế giới; thách thức và cơ hội trong ASEAN để đề xuất giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng nước; xây dựng khung pháp lý và chính sách quản lý; hợp tác quốc tế thông qua việc thúc đẩy hợp tác trong ASEAN và toàn cầu, nhằm xây dựng các giải pháp hài hòa và bền vững cho băng tần 6GHz.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiện, ông Lê Thái Hòa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ TT&TT) cho hay, đây là diễn đàn để các đại biểu cùng trao đổi chuyên môn và thúc đẩy sự phát triển, ứng dụng các công nghệ vô tuyến băng rộng tại Việt Nam cũng như khu vực ASEAN.
“Sự hiện diện của các hãng công nghệ hàng đầu và các nhà quản lý cho thấy mối quan tâm lớn đến các công nghệ miễn cấp phép, một nền tảng thiết yếu góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế số”, ông Lê Thái Hòa nhận định.
Các công nghệ sử dụng băng tần miễn cấp phép đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, không chỉ bởi tính linh hoạt, hiệu quả về chi phí mà còn vì vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số.
Công nghệ sử dụng băng tần miễn cấp phép cũng đã được mở rộng không gian ứng dụng từ các thiết bị cá nhân, nhà thông minh, Internet vạn vật – IoT đến tự động hóa sản xuất.
Qua đó, tạo điều kiện cho hàng tỷ thiết bị giao tiếp hiệu quả, nhờ vào các cơ chế chia sẻ phổ tần tiên tiến và khả năng hoạt động ổn định trong môi trường nhiễu.
Tuy nhiên, đại diện Cục Tần số vô tuyến điện cũng chỉ rõ, đi kèm với lợi ích to lớn là những thách thức không nhỏ trong việc quản lý và đảm bảo sử dụng hiệu quả các băng tần miễn cấp phép.
Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, trong đó việc xây dựng khung pháp lý, áp dụng công nghệ tiên tiến, và hài hòa hóa chính sách quốc tế là một nhiệm vụ trọng tâm để khai thác tối đa tiềm năng của các băng tần này.
Đề cập đến băng tần 6GHz, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Tần số vô tuyến điện Lê Thái Hòa cho biết, đây là băng tần có băng thông rộng, liên tục, mang đến lợi thế lớn cho các công nghệ vô tuyến băng rộng, với khả năng cân bằng giữa dung lượng, tốc độ và cự ly truyền dẫn.
Cùng vì thế, băng tần 6GHz đang được xem là băng tần then chốt cho các công nghệ vô tuyến thế hệ mới như Wi-Fi 6E, Wi-Fi 7 và 5G/6G để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các nền tảng công nghệ và dịch vụ số.
Đại diện Cục Tần số vô tuyến điện khẳng định: Với vai trò là thành viên tích cực của ITU, APT và ASEAN, Việt Nam đang chủ động triển khai các chính sách và giải pháp thúc đẩy sự phát triển công nghệ số.
Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 của Việt Nam đã xác định Wi-Fi thế hệ mới là thành phần không thể thiếu của hạ tầng viễn thông và Internet.
Wi-Fi thế hệ mới đóng vai trò trung gian quan trọng giữa mạng cố định băng rộng và thiết bị đầu cuối để phổ cập kết nối tốc độ cao độ trễ thấp đến hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức.
Đối với băng tần 6GHz, chúng tôi dự kiến phân bổ 500MHz băng tần này cho thiết bị miễn cấp phép để phát triển các công nghệ Wi-Fi 6E/7, trong khi phần còn lại sẽ được xem xét bổ sung cho các hệ thống thông tin di động 5G/6G. Đây cũng là cách tiếp cận được nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới áp dụng đối với băng tần 6GHz thời gian gần đây”, đại diện Cục Tần số vô tuyến điện thông tin thêm.
Diễn ra từ ngày 19/11 đến 22/11, Tuần lễ Số quốc tế Việt Nam 2024 gồm 12 sự kiện chính thức và các sự kiện bên lề, có sự tham dự của hơn 600 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước từ gần 30 quốc gia, đại diện các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp công nghệ hàng đầu. Bên cạnh các hoạt động chủ đề “Trợ lý ảo”, Bộ TT&TT còn phối hợp tổ chức các diễn đàn chuyên môn với nhiều chủ đề khác nhau. |