Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 53 chủ đề kế thừa thế giới không quấy rối tình dục_kèo chấp 0,5
Năm 2024,àimẫuviếtthưUPUlầnthứchủđềkếthừathếgiớikhôngquấyrốitìnhdụkèo chấp 0,5 cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề là: “Trong hành trình 150 năm qua, Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) đã phục vụ hơn 8 thế hệ người dân toàn cầu. Từ đó đến nay, thế giới đã có nhiều thay đổi. Hãy viết thư gửi các thế hệ tương lai để kể về thế giới mà bạn hy vọng họ được kế thừa”. Tiếng Anh là: "At 150 years old, the UPU has served people around the world for more than eight generations. The world has changed enormously since then. Write a letter to future generations about the world you hope they inherit". Chủ đề của cuộc thi năm nay gắn với kỷ niệm 150 năm thành lập Liên minh Bưu chính Thế giới (1874-2024). |
Dưới đây là bài mẫu viết thư UPU lần thứ 53.
… Ngày… tháng… năm
Chào các bạn - thế hệ tương lai của chúng tôi!
Tôi đang viết bức thư này vào năm 2024, sau 150 năm kể từ khi Liên Hiệp Bưu chính Thế giới (UPU) được thành lập, trước những vụ xâm hại tình dục mà chúng tôi, đặc biệt là phái nữ đang phải hứng chịu.
Nhắc đến xâm hại tình dục, bạn sẽ thường nghĩ tới những vụ xâm hại tình dục ở trẻ em? Nhưng không bạn à, hiện nay, số vụ xâm hại tình dục ở lứa tuổi vị thành niên hay người trưởng thành đang tăng lên. Lời giải thích của những đối tượng xâm hại đều là đổ lỗi cho cách ăn mặc của phụ nữ khiêu khích họ.
Chúng tôi từng nghe về một vụ sàm sỡ tại Hà Nội, Việt Nam. Gã “yêu râu xanh” đã động chạm vào cơ thể của một người phụ nữ ăn mặc gợi cảm đang đứng chờ đèn đỏ bên đường rồi bỏ chạy. Phản ứng của hầu hết mọi người đều chỉ trích người đàn ông đó, nhưng cũng có không ít người phê phán việc ăn mặc “thiếu vải” của nạn nhân.
Tại nước Anh, nhiều nữ sinh đã phải mặc quần bảo hộ trong chiếc váy ngắn của mình để bảo vệ bản thân khỏi hành động “sờ soạng” của người khác giới. Trong các trường học tại nơi xứ sở sương mù ấy, từ 2011-2014, xuất hiện hàng nghìn ca quấy rối tình dục.
Bạn biết không, khi điều tra những vụ quấy rối tình dục đó, những câu hỏi sẽ thường nhắm tới vấn đề ăn mặc của nạn nhân như “Hôm đó cô đã mặc gì?”, chứ không phải những câu hỏi vì sao lại có hành động đó tới đối tượng gây ra vụ việc.
Thật đáng buồn, bạn nhỉ? Tôi mong rằng thế giới bạn sống sẽ không có sự “bất công” và “đổ lỗi” như vậy.
Tôi tin mọi thứ sẽ tích cực trở lại khi chính sách Bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái được Liên hợp quốc đưa ra trong 17 mục tiêu phát triển bền vững. Mục tiêu này mong muốn các nước đều có những chính sách phù hợp và bình đẳng giữa nam và nữ. Tất cả mọi người, dù gái hay trai, đều có quyền lên tiếng và không bị lép vế khi đặt lên cán cân với người khác giới.
Thế giới có một bộ máy nhà nước và các cơ quan cấp cao quan tâm đến điều này sẽ là thế giới tôi mong bạn có được. Quấy rối tình dục, lăng mạ phụ nữ sẽ không còn là cụm từ xuất hiện trong thế giới của bạn bởi những mức phạt răn đe đủ lớn từ Chính phủ, thậm chí là ngồi tù.
Tôi cũng mong bạn sẽ được sống trong một cộng đồng cả nam hay nữ đều có quyền mặc những gì họ mong muốn. Ở thế giới ấy, nam giới vẫn có thể được mặc váy, đánh son; nữ giới được làm những việc tưởng chừng chẳng dành cho họ. Bạn chắc chắn sẽ được tự do thể hiện bản sắc riêng, tự tin với cơ thể của mình mà không sợ sự đánh giá từ mọi người xung quanh. Sẽ thật tuyệt, phải không?
Tôi mong, bạn luôn biết cách bảo vệ và được bảo vệ trước những tình huống đó. Hãy luôn trau dồi những kỹ năng bảo vệ bản thân khi rơi vào tình huống xấu và những điều cần tránh để bản thân không rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm.
Tôi tin bạn sẽ thật hạnh phúc với thế giới mà chúng tôi đang nỗ lực bảo vệ và xây dựng. Chúc bạn sống thật vui ở thế giới đầy niềm vui ấy.
Trân trọng,
Ký tên