Hơn 60 sinh viên nhà giàu ‘chạy’ vào đại học danh tiếng Mỹ_lịch đấu epl
Báo cáo của bộ phận kiểm toán bang California ngày 22/9 cho biết,ơnsinhviênnhàgiàuchạyvàođạihọcdanhtiếngMỹlịch đấu epl trong số các sinh viên được chấp nhận vào học tại hệ thống Đại học California, có nhiều trường hợp rất đáng nghi vấn. Trong số đó, có sinh viên có gia đình là bạn của một thành viên Hội đồng quản trị; có những em là con của một nhà tài trợ lớn hay là người quen của một cựu giám đốc tuyển sinh.
Kết quả này dựa trên việc đánh giá công tác tuyển sinh trong 6 năm học từ 2013-2014 đến 2018-2019 tại 4 trong số 9 cơ sở của Đại học California (UC) gồm: UC Los Angeles, UC Berkeley, UC San Diego và UC Santa Barbara.
Ít nhất 64 sinh viên “con nhà giàu” đã được “ưu ái” nhập học vào hệ thống Đại học California (Mỹ).
Các kiểm toán viên đã phát hiện ra, ít nhất 22 sinh viên đã được nhận vào học dựa trên danh nghĩa là “tài năng thể thao”, nhưng thực tế những sinh viên này được tuyển vì “gia đình có những khoản đóng góp thông qua các mối quan hệ với trường”. Họ rất ít hoặc không có kỹ năng thể thao gì.
Trong số này có 13 người học ở UC Berkeley, 4 người ở UC Los Angeles, 4 người ở UC Santa Barbara và 1 người ở UC San Diego.
Ngoài ra, báo cáo cũng cho thấy 42 sinh viên khác là con của nhân viên hoặc nhà tài trợ. Những người này đã khiến nhiều người khác dù đủ tiêu chuẩn vẫn bị Đại học California từ chối.
Có một trường hợp là con của một nhà tài trợ lớn đã nộp đơn vào UC Berkeley nhưng bị từ chối. Thế nhưng, ứng viên này sau đó lại nhận được thông báo trúng tuyển nhờ vào việc một lãnh đạo đã liên hệ với huấn luyện viên thể thao, đánh giá sinh viên này “rất có triển vọng”.
Trong khi thực tế, ứng viên này chỉ chơi môn thể thao đó duy nhất một năm ở trường trung học. Sau khi nhập học, gia đình của ứng viên đã quyên góp vài nghìn USD cho trường.
Báo cáo cũng cho biết: “Ứng viên này chưa bao giờ thi đấu với đội và các huấn luyện viên đã loại người đó ra khỏi đội sau khi mùa giải kết thúc”.
Một huấn luyện viên của Đại học California tại Los Angeles cũng đã thừa nhận giúp đỡ một sinh viên từng bị trường đánh dấu “Từ chối”.
Kiểm toán viên Elaine Howle cho biết, những phát hiện này đã chỉ ra sai phạm đáng kể trong quá trình tuyển sinh của Đại học California. Phần lớn trong số 64 sinh viên được “ưu ái” là người da trắng và một nửa trong số đó sống trong gia đình có thu nhập hàng năm từ 150.000 USD trở lên.
“Những kết quả điều tra trên đều dựa vào các bằng chứng xác thực, chẳng hạn như thông báo qua email cho thấy một sinh viên bị từ chối nhập học, nhưng sau đó lại được xem xét lại và được chấp nhận sau khi được một huấn luyện viên thể thao đề xuất với lời hứa gia đình sẽ quyên góp một khoản nhất định”, cô Elaine Howle cho hay.
Chủ tịch Đại học California Michael V. Drake, người mới tiếp nhận công việc vào tháng 7, cho biết đã xem xét các kết luận và “sẽ làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn việc nhập học không phù hợp”.
“Chúng tôi sẽ nhanh chóng giải quyết các vấn đề mà cơ quan kiểm toán nêu ra. Những cá nhân tham gia sẽ bị kỷ luật thích đáng”, ông Drake nói.
Cuộc kiểm toán này diễn ra sau vụ bê bối gian lận thi cử gây rúng động tại Mỹ năm 2019. Vụ bê bối liên quan đến ít nhất 8 trường ĐH danh tiếng Mỹ (trong đó có Đại học California) đã làm sáng tỏ những góc khuất tăm tối trong công tác tuyển sinh đại học tại nước này và cách những người giàu có, nổi tiếng lợi dụng để cho con cái vào các trường danh tiếng với điểm thi gian lận hoặc chứng chỉ thể thao giả.
Kiểm toán viên Elaine Howle cho rằng, chính những người làm công tác xét duyệt tại Đại học California đã không giám sát đầy đủ trong quá trình xem xét đơn đăng ký. Điều này dẫn đến những đánh giá không nhất quán và ảnh hưởng đến cơ hội trúng tuyển của nhiều ứng viên.
Cô cũng khuyến nghị rằng, các trường đại học cần phải xác minh tài năng thể thao và xem xét hồ sơ ứng viên kỹ càng trước khi xác định đó là các sinh viên có triển vọng.
Trường Giang(Theo NBC News)
Những mánh lới gian lận "chạy" cho con nhà giàu vào trường danh giá
Quyên góp từ thiện, hồ sơ khám bệnh giả và những tấm ảnh giả là cách để đường dây chạy suất vào đại học có phí đến hàng triệu USD hoạt động ở Mỹ.