Xổ số 88

Tin thể thao 24H Bác sĩ cảnh báo nguy cơ đột tử khi gắng sức sau vụ "công nhân thi chạy"_nhận định kèo thái lan

Bác sĩ cảnh báo nguy cơ đột tử khi gắng sức sau vụ "công nhân thi chạy"_nhận định kèo thái lan

Sự việc xảy ra chiều 1/8,ácsĩcảnhbáonguycơđộttửkhigắngsứcsauvụquotcôngnhânthichạnhận định kèo thái lan khi anh Đ.U.T (37 tuổi, ở Vũng Tàu) cùng một đồng nghiệp chạy thi một quãng đường ngắn trong giờ giải lao.

Bác sĩ cảnh báo nguy cơ đột tử khi gắng sức sau vụ công nhân thi chạy - 1

Hình ảnh chụp lại màn hình hai công nhân thi chạy quãng đường ngắn trong giờ giải lao.

Sau khi chạy một quãng đường ngắn, cả 2 quay lại vị trí xuất phát. Lúc này, anh T. ngồi xuống nghỉ ngơi thì có cảm giác mệt, khó thở và ngất xỉu, ngã xuống đất.

Ngay sau đó, anh T. được đưa đi cấp cứu nhưng đã không qua khỏi.

Theo các chuyên gia tim mạch, khi gắng sức gây đột tử, nguyên nhân hàng đầu là do tim mạch. Trong đó, chạy là một hoạt động gắng sức, có thể xuất hiện những rối loạn nhịp tim, thậm chí có thể gây tử vong cho bệnh nhân.

Theo TS.BS Trần Song Giang, Trưởng khoa C9, Phó Trưởng Đơn vị Tim mạch can thiệp Viện tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Hà Nội, hoàn toàn có thể xảy ra những tình huống đột tử khi chơi thể thao.

 Thực tế, khoảng 80% các trường hợp đột tử khi chơi thể thao là người có bệnh lý  tim mạch từ trước. Có những người đã biết trước bệnh lý tim mạch, nhưng chủ quan nghĩ là nhẹ. Cũng có những người có bệnh lý nhưng chưa phát hiện vì họ không đi khám, hoặc khám nhưng không đúng chuyên khoa, không được phát hiện.

Có những trường hợp hoàn toàn khỏe mạnh, đi khám sức khỏe, làm các xét nghiệm cơ bản như: xét nghiệm máu, chụp phim tim phổi thậm chí siêu âm tim cũng không thể hiện bất thường về tim. Vì kích thước tim có thể vẫn bình thường, chức năng co bóp tốt nhưng trên điện tâm đồ có thể có dấu hiệu gợi ý về các bệnh lý dễ gây ngừng tim như: hội chứng Brugada, hội chứng QT dài, hội chứng WPW... Đây là những bệnh lý có tính chất gia đình. Tuy nhiên, do bệnh biểu hiện khá kín đáo, nên có thể, bác sĩ không chuyên về tim mạch sẽ không để ý, không phát hiện ra bệnh.

"Những người có bệnh lý tim mạch như vậy, có nguy cơ cao khi gắng sức, trong quá trình tập luyện nặng, dễ dẫn đến đột tử", TS Giang cho biết.

Bên cạnh đó, việc đeo khẩu trang khi gắng sức sẽ gây thiếu oxy cho cơ thể. Nếu thiếu oxy quá nặng thì có thể gây ra rối loạn nhịp tim. Trong trường hợp một người có bệnh lý nền từ trước, nguy cơ này dễ xảy ra hơn

ThS. BS Đặng Minh Hải, phòng C1 - Viện tim mạch cho rằng với những người chơi thể thao, đặc biệt các môn thể thao nặng, gắng sức, ở người có nguy cơ cao, bệnh nền nên sàng lọc khám tim mạch để được phân tầng nguy cơ, từ đó sẽ đánh giá xem bệnh nhân được gắng sức ở mức độ nào, để bác sĩ đưa ra lời khuyên lựa chọn các hoạt động phù hợp cho người bệnh.

Ngoài ra, trước bất cứ hoạt động thể dục thể thao nào, mỗi người cần dành thời gian khởi động làm nóng cơ thể, để cơ thể có thời gian thích nghi với hoạt động gắng sức.

"Cũng cần lưu ý, khi đang gắng sức mức độ cao, cần tránh việc dừng lại đột ngột vì thời điểm này cũng có thể xuất hiện nhiều rối loạn nhịp đe dọa tính mạng, nhất là ở bệnh nhân có bệnh nền", BS Hải khuyến cáo.

Các chuyên gia giải thích thêm, như với các vận động viên đường kinh, sau khi thi chạy xong họ vẫn tiếp tục chạy với tốc độ chậm hơn để nhịp tim giảm dần, cơ thể thích nghi với sự thay đổi.

Tình trạng đột tử khi nạn nhân đang hoạt động thể thao không phải hiếm gặp. Có những tai nạn xảy ra trên sân bóng, trên đường chạy, trong phòng tập gym... người khỏe mạnh đang tập bỗng ngã gục xuống, ngừng tim.

TS Giang khuyến cáo, duy trì vận động rất tốt cho sức khỏe, rất tốt cho tim mạch nhưng cần phù hợp. Theo đó, nên kiểm tra sức khỏe tim mạch nếu chơi môn thể thao, đặc biệt là các môn đối kháng để phòng nguy cơ ngừng tim khi đang tập luyện, thi đấu.

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap