LTS: Lái xe trên cao tốc được cánh tài xế đánh giá là khá “nhàn chân” so với đi đường trường (tỉnh lộ,áixetrêncaotốcnênđiởlànđườngnàochoantoàtrận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia azerbaijan huyện lộ,..) hoặc đường trong phố. Tuy vậy, với thiết kế cho xe chạy với tốc độ cao, đường cao tốc lại ẩn chứa nhiều rủi ro bất ngờ mà không phải ai cũng có đủ kỹ năng và kinh nghiệm để xử lý.
Thực tế, nhiều trường hợp lái xe dù chạy với tốc độ như “bò” ra đường nhưng cũng đi vào làn đường phía bên trái gần dải phân cách - nơi thường được thiết kế cho xe chạy với tốc độ cao nhất; hay nhiều xe không ngại ngần lao vù vù vào làn đường khẩn cấp gây ùn tắc giao thông, bức xúc cho những xe khác.
Vậy, khi lái xe trên đường cao tốc, nên di chuyển trên làn đường nào cho đúng và an toàn?
Dưới đây là bài viết dưới góc nhìn của độc giả Trần Phúc Thái (37 tuổi, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về vấn đề trên. Anh Thái hiện công tác trong ngành Dầu khí và đang là quản trị viên của một hội nhóm sử dụng dòng xe Nissan X-trail tại Việt Nam.
Hiện nay, hạ tầng giao thông tại Việt Nam đang không ngừng phát triển. Số lượng đường cao tốc tăng nhanh và đường quốc lộ cũng đã có rất nhiều làn đường, dùng dải phân cách cứng... đảm bảo cho các phương tiện lưu thông được nhanh chóng, an toàn.
Điều này cũng nảy sinh ra một vấn đề là lái xe cần có văn hoá giao thông đúng mực với loại đường mà mình đang đi, không thể áp dụng kiểu đi phố trên cao tốc, kiểu đi đường làng trên quốc lộ,...
Một trong những điều hay được nhắc đến là việc tham gia giao thông trên cao tốc hoặc các đường có nhiều làn mà lái xe cứ bám làn trong cùng bên trái (làn 1) gây “ức chế” cho người đi sau. Rõ ràng cách đi như vậy là sai cả về khuyến cáo lái xe an toàn và cả về văn hoá giao thông.
Hình ảnh trên là 1 đoạn đường cao tốc điển hình tại Việt Nam với 2 làn xe chạy và 1 làn dừng khẩn cấp. Trong trường hợp đi ở đường cao tốc này, lái xe nên đi ở làn số 2 và chỉ đi vào làn 1 trong trường hợp vượt xe khác, sau đó lại phải lập tức trở lại làn số 2.
Tại sao lại như vậy? Có mấy lý do liên quan đến an toàn cho chính mình như sau:
Thứ nhất, làn đường số 1 là làn sát nhất với phần đường đối diện, trường hợp bên kia có xe mất lái lao sang hoặc vật thể bay không xác định (khúc gỗ, đá, hàng hoá, nước bắn,...) thì đây sẽ là nơi “gặp gỡ tình yêu” sớm nhất.
Trong khi đó ở làn 2 sẽ ít chịu ảnh hưởng từ phần đường đối diện, hoặc ít nhất là cũng còn có thời gian và không gian để xử lý trong những tình huống bất ngờ. Hơn nữa, làn số 2 tầm nhìn rộng hơn, có thể quan sát tốt dòng xe đối diện cũng như làn xe cùng chiều.
Thứ hai, do làn số 1 sát với dải phân cách, nên khi có chướng ngại vật trước mặt (như xe cùng chiều gặp sự cố hoặc có đất đá văng ra đường) thì chỉ có 1 phương án duy nhất là đánh lái sang làn số 2, nếu không quan sát rất dễ tạt đầu xe đang di chuyển ở làn đường này.
Ngược lại, ở làn 2 chúng ta nhiều hơn 1 phương án để tránh. Trong đó, phương án đánh lái vào làn khẩn cấp bên phải trên lý thuyết là chúng ta không cần phải quan sát, cứ thế chuyển làn được luôn.
Thứ ba, đối với những đường cao tốc có dải phân cách giữa bằng những tấm bê tông cứng và cao (như cao tốc Hà Nội - Hải Phòng) thì ở làn số 1 sẽ có những cú gió quẩn rất mạnh, có thể làm các xe nhỏ mất lái như chơi. Dải phân cách này cũng là một trong những lý do khiến người lái bị hoa mắt, ảo giác... gây mất tập trung cho lái xe trong thời gian dài.
Làn 1 cũng thường là nơi thường có nhiều vũng nước đọng khi trời mưa, có thể gây ra hiện tượng mất lái rất nguy hiểm. Còn khi đi vào ban đêm, lái xe ở làn 1 dễ bị chói mắt từ đèn pha xe đối diện hơn các làn khác.
Ngoài ra, nếu chúng ta đi ở làn 1 với tốc độ chậm, các xe sau muốn vượt phải chuyển sang bên phải (làn 2). Với đặc điểm tay lái thuận, lái xe ngồi bên trái như ở Việt Nam thì việc vượt phải là không an toàn do tầm nhìn bị hạn chế.
Và còn rất nhiều lý do khác để chúng ta lựa chọn làn giữa để di chuyển khi đi trên đường cao tốc. Rất mong cộng đồng lái xe cùng nhau chia sẻ để nâng cao ý thức, xây dựng văn hoá lái xe văn minh, an toàn cho chính mình và người xung quanh
Độc giả Trần Phúc Thái
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!