'Tiếp tục xã hội hoá viết SGK, không dùng ngân sách'_kq armenia

Chiều nay 16/5,ếptụcxãhộihoáviếtSGKkhôngdùngngânsákq armenia Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ thay mặt Chính phủ đã báo cáo tại phiên họp thứ 45 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện, triển khai Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Ông Nhạ cho biết, theo quy định của Ngân hàng Thế giới, việc tuyển chọn tác giả SGK phải được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi. Việc tổ chức đấu thầu cần có đủ căn cứ pháp lý để xây dựng cơ cấu, thành phần, số lượng tác giả và biên tập viên. Tuy nhiên, ngay sau khi ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD-ĐT đã tổ chức 2 lần đấu thầu tuyển chọn tác giả nhưng không tuyển được đủ số lượng. Nguyên nhân chính là hầu hết các chuyên gia có kinh nghiệm đã sớm ký hợp đồng với các nhà xuất bản và triển khai biên soạn SGK.

Hay ở lần đấu thầu thứ 2 để tuyển chọn tác giả, khi Bộ GD-ĐT tổ chức thương thảo để ký hợp đồng, các tác giả đã đưa ra nhiều yêu cầu về nhuận bút lâu dài sau khi biên soạn mà theo quy định thì Bộ không đáp ứng được. Qua tìm hiểu, hầu hết các ứng viên nộp hồ sơ tuyển chọn tác giả đều đang thực hiện hợp đồng biên soạn SGK với các Nhà xuất bản.

Theo đó ông Nhạ cho biết, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK và trường hợp đã có ít nhất 1 bộ sách bảo đảm chất lượng được phê duyệt thì Bộ GD-ĐT không tổ chức biên soạn một bộ sách (sử dụng ngân sách nhà nước) nữa.

{keywords}
Bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyện chia sẻ tại cuộc họp.

Về điều này, bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyện cho rằng nếu đã là nguyên nhân khách quan thì rất khó để có thể khắc phục.

“Bởi đã là khách quan thì năm nay không có các chuyên gia đó, thì sang năm cũng sẽ không có được và sẽ không bao giờ có được sách. Cũng có cử tri hỏi tôi, nhân tài như lá mùa thu, tại sao lại không tìm được những người để làm việc này”, bà Hải nói.

Bà Hải cho rằng, phía Bộ GD-ĐT cần nêu một cách cặn kẽ hơn về các điều kiện để đấu thầu, yêu cầu bằng cấp, kinh nghiệm ứng viên ra sao. “Và nêu rõ những người như vậy hiện nay ở đất nước ta là rất hiếm, chỉ có độ khoảng bao nhiêu người thôi và những người đấy thì đã làm gì...

Bà Hải cho rằng, như vậy cần bỏ nội dung “Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ SGK” trong Nghị quyết 88 và sửa thành “trường hợp cần thiết sẽ do Thủ tướng quyết định”.  

Về thực trạng biên soạn SGK lớp 1 sử dụng cho năm học 2020-2021, ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho hay, hiện đã có 5 bộ sách của 3 nhà xuất bản thực hiện theo chủ trương xã hội hóa được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt ban hành. Cả 3 nhà xuất bản tham gia biên soạn SGK đều thuộc ngành giáo dục, trong đó NXB Giáo dục Việt Nam là đơn vị trực thuộc Bộ.

Từ đó, theo ông Bình, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng cần cân nhắc việc Bộ GD-ĐT tiếp tục chủ trì biên soạn SGK lớp 1.

“Thời gian từ nay đến khai giảng năm học 2020-2021 còn rất ngắn để triển khai biên soạn, thực nghiệm và thẩm định một bộ SGK mới. Việc tập hợp các chuyên gia sẽ gặp khó khăn khi các nhà khoa học có kinh nghiệm đã tham gia các nhóm biên soạn của 3 nhà xuất bản. Việc xã hội hóa biên soạn SGK đã huy động được nguồn lực các tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp vào công tác giáo dục, tạo điều kiện cho Bộ GD-ĐT tập trung vào nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm về chất lượng SGK”, ông Bình phân tích.

Do đó, Thường trực Ủy ban cũng thống nhất với đề nghị của Chính phủ tiếp tục thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK, không sử dụng ngân sách nhà nước.

{keywords}
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay, trước đây khi bàn về chuyện “Bộ GD-ĐT phải chủ động biên soạn một bộ sách giáo khoa”, mọi người cũng thấy rằng nếu Bộ GD-ĐT làm một bộ sách thì cũng không phải đã là tốt nhất. “Bởi nếu có một bộ sách của Bộ GD-ĐT biên soạn thì sẽ có thiên hướng các trường lại chọn bộ sách này mà không chọn những bộ sách của các tổ chức, cá nhân khác biên soạn. Như vậy cũng ảnh hưởng không tốt đến chủ trương xã hội hóa và tinh thần một chương trình, nhiều bộ sách”, ông Đam nói.  

Do đó, ông Đam đồng ý với kiến nghị của Bộ GD-ĐT và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội không cần phải dùng đến ngân sách nhà nước để biên soạn sách giáo khoa.

Hải Nguyên

Bộ Giáo dục không ký được hợp đồng với chuyên gia để biên soạn một bộ sách giáo khoa

Bộ Giáo dục không ký được hợp đồng với chuyên gia để biên soạn một bộ sách giáo khoa

- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ báo cáo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép trường hợp đã có ít nhất 1 bộ SGK bảo đảm chất lượng thì Bộ GD-ĐT không tổ chức biên soạn một bộ sách sử dụng ngân sách nhà nước nữa.