Vợ Nhật đưa hai con đi biệt tích, chồng Pháp tuyệt thực đòi công bằng_vòng loại cúp c1
Ông bố người Pháp cho rằng việc anh không được gặp các con là do hệ thống pháp luật của Nhật Bản ủng hộ việc này. |
Anh Vincent Fichot,ợNhậtđưahaiconđibiệttíchchồngPháptuyệtthựcđòicôngbằvòng loại cúp c1 39 tuổi bắt đầu tuyệt thực từ hôm 11/7 sau khi anh nói rằng đã tìm đủ mọi cách để giành lại quyền thăm con hoặc được biết rằng chúng đang an toàn.
Kháng cáo của anh gửi lên toà án Nhật Bản đã bị bác bỏ kể từ khi mẹ các con anh biến mất cách đây 3 năm. Fichot đã không thể liên lạc được với họ kể từ đó, mặc dù toà án tuyên bố anh vẫn phải tiếp tục trả tiền cấp dưỡng nuôi con.
Hậu quả của phán quyết này và quá trình đấu tranh để được gặp con đã khiến anh mất việc, mất ngôi nhà ở Tokyo và mất cả số tiền tiết kiệm cả đời mình.
Fichot - sinh ra và lớn lên ở một thị trấn gần Marseille, miền nam nước Pháp - nhưng đã sống ở Nhật được 15 năm. Người đàn ông này thậm chí đã đưa vụ việc của mình lên Chính phủ Pháp, Nghị viện châu Âu và Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc.
Chia sẻ với tờ SCMPvề việc tuyệt thực của mình, anh nói anh “không thể làm gì được nữa”.
“Tôi sẵn sàng kết thúc cuộc đời mình ở đây, nhưng nó không phải là một hành động tuyệt vọng. Đây là bước tiếp theo trong cuộc chiến của tôi, bởi vì tôi đã thử mọi cách. Đây là hành động cuối cùng tôi có thể làm”.
Fichot đã nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng người Pháp sống tại Nhật Bản, trong đó nhiều tình nguyện viên ở lại cùng anh. Sự đồng hành đó thường dựa trên trải nghiệm cá nhân, Fichot nói.
“Mọi người trong cộng đồng người Pháp ở Nhật đều biết ai đó từng là nạn nhân của hệ thống này và có từng có con cái bị tước khỏi họ. Nhưng chính những đứa trẻ mới là nạn nhân thực sự của tình huống này. Tôi không ở đây vì bản thân mình. Tôi ở đây để bảo vệ quyền lợi của các con tôi”.
Pháp luật Nhật Bản không công nhận quyền nuôi con chung của các cặp vợ chồng đã ly hôn hoặc ly thân. Vì thế, tình trạng một trong hai người “cuỗm” luôn đứa con là chuyện phổ biến ở nước này. Trong đó, các toà án thường trao quyền giám hộ cho “kẻ bắt cóc” và không thực thi quyền được thăm nom của người kia.
Fichot đã từng đưa vấn đề của mình lên rất nhiều diễn đàn quốc tế. |
Không có con số chính thức nào được đưa ra nhưng các nhóm nhân quyền tin rằng mỗi năm, ở Nhật có khoảng 150.000 đứa trẻ đã bị buộc phải tách khỏi cha hoặc mẹ, trong đó có số lượng đáng kể là các cuộc hôn nhân với người nước ngoài.
Trước đó, Fichot từng trình bày hoàn cảnh của mình với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khi ông có chuyến công du tới Nhật Bản. Vào thời điểm đó, ông Macron bày tỏ sự ủng hộ của mình với các bậc cha mẹ người Pháp không thể gặp lại con. Ông đánh giá tình trạng này là “hoàn toàn không thể chấp nhận được” và nêu vấn đề với Thủ tướng lúc đó là Shinzo Abe.
Theo dự kiến, Tổng thống Pháp sẽ trở lại Nhật Bản vào cuối tháng 7 để tham dự Thế vận hội Tokyo và Fichot cho biết sẽ rất vui nếu được gặp lại ông.
“Chính phủ của tôi đã cố gắng giúp tôi. Họ đã viết thư cho Bộ Tư Pháp Nhật Bản nhưng bức thư bị lờ đi. Hai đứa con của tôi mang hộ chiếu Pháp, mà chính phủ của tôi thậm chí còn không biết chúng còn sống hay đã chết. Nó đã trở thành một vấn đề ngoại giao”.
Một quan chức của Bộ Tư pháp xác nhận rằng họ đã biết về sự việc của anh Fichot nhưng từ chối đưa ra bình luận.
Một bản kiến nghị trên trang Change.org đã thu hút gần 3.700 chữ ký và hàng trăm người bày tỏ sự ủng hộ. Trong khi đó, truyền thông Nhật Bản bắt đầu đưa tin về câu chuyện của người đàn ông Pháp.
“Tôi đã thử mọi cách nhưng không có hiệu quả” - anh nói.
“Tôi hi vọng ông Macron sẽ đến gặp tôi và sẽ không để một người cha chết trước nhà ga Tokyo khi cố gắng bảo vệ quyền lợi của các con mình”.
Đăng Dương(Theo SCMP)
Show truyền hình kỳ lạ chỉ chiếu cảnh phụ nữ chạy bộ ở Nhật
Zenryokuzaka của kênh TV Asahi là một trong những chương trình truyền hình lâu đời và kỳ lạ nhất Nhật Bản. Đến nay, show đã tồn tại được 15 năm với hơn 3.000 tập.