Thanh Lam: Từ 'Người đàn bà đẹp hát' đến diva đầu tiên nhận danh hiệu NSND_kèo nhà cái de
Cụ thể,ừNgườiđànbàđẹphátđếndivađầutiênnhậndanhhiệkèo nhà cái de theo quyết định 1431/QĐ-CTN do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ký ngày 28/11, có 42 cá nhân được phong tặng danh hiệu NSND. Đây là danh sách mới nhất về phong tặng danh hiệu NSND đợt 2 lần thứ 10 của năm 2023.
Trong danh sách này có NSƯT Thanh Lam cùng những gương mặt nghệ sĩ quen thuộc và nổi tiếng khác như: NSƯT Xuân Bắc, NSƯT Tấn Minh…
Đây là thành quả và là sự ghi nhận hoàn toàn xứng đáng cho những đóng góp và cống hiến trong suốt sự nghiệp hơn 40 năm qua của Thanh Lam.
Trước niềm vui này, Thanh Lam chia sẻ, sự vinh danh của Nhà nước là điều khiến chị vô cùng tự hào, hạnh phúc. Đây là thành quả đánh dấu một hành trình dài mà mỗi ngày chị đều nỗ lực phấn đấu, sáng tạo và tận hiến cho âm nhạc.
"Tôi đã làm những gì mình mong muốn với tất cả khả năng mình có, với cái tâm trong sáng dành cho nghề nghiệp.
Hơn 30 năm qua, tôi gặp không ít những áp lực, cũng có người hiểu và chưa hiểu. Đến thời điểm này, với riêng tôi, đây thực sự là một câu trả lời ý nghĩa", Thanh Lam nói với phóng viên Dân trí.
Thanh Lam cũng trở thành nghệ sĩ giữ kỷ lục là diva và ca sĩ tự do đầu tiên được phong tặng danh hiệu NSND (năm 2007, chị được phong tặng danh hiệu NSƯT).
Nói về điều này, Thanh Lam cho hay, đây là một tín hiệu tốt cho những nghệ sĩ thực sự có tài năng, có đóng góp cho nền nghệ thuật. Diva nhạc Việt bộc bạch, chị mong danh hiệu của mình có thể truyền cảm hứng, để qua đó những văn nghệ sĩ độc lập tự tin hơn trên con đường mình lựa chọn.
Thanh Lam cho biết thêm, hành trình được phong tặng NSND của chị có đôi chút khác biệt hơn các nghệ sĩ khác.
Trong những tiêu chí xét phong tặng, huy chương tại hội diễn là yếu tố quan trọng. Do Thanh Lam không còn ở tuổi đi thi để đủ số huy chương này, hội đồng xét duyệt sẽ đánh giá chị thông qua sự đóng góp cho cộng đồng, mức độ ảnh hưởng với nền âm nhạc cũng như đời sống văn hóa.
Thanh Lam bày tỏ sự biết ơn đến hội đồng xét duyệt, những nghệ sĩ gạo cội trong nền nghệ thuật nước nhà, những người quản lý ngành văn hóa; biết ơn những người yêu quý, những người hâm mộ bền bỉ đã luôn bên cạnh chị bao năm tháng qua.
"Những tình cảm ấy khiến tôi thực sự tri ân những điều mình đang có trong cuộc đời", Thanh Lam chia sẻ.
Trong suốt hàng chục năm hoạt động nghệ thuật, Thanh Lam đạt được nhiều giải thưởng về âm nhạc như Ca sĩ được yêu thích nhất tại Festival Âm nhạc La Habana (Cuba) năm 1989.
Năm 1998, Thanh Lam đoạt giải Giọng hát vàng tại Liên hoan Giọng hát vàng ASEAN 1998 tổ chức ở Hà Nội, liên tục nằm trong top ca sĩ được yêu thích nhất của Làn Sóng Xanh...
Tính đến hiện tại, nữ diva đã phát hành hơn 20 album phòng thu cá nhân, trong đó có những album được giới chuyên môn đánh giá rất cao, tiêu biểu: album Ru mãi ngàn năm(2000) từng thắng Album của nămtại giải Cống hiến 2005, hay các album Thanh Lam &Hà Trần(2004), Nắng lên(2005), Nơi bình yên (2009)… cũng nhận được đề cử tại hạng mục này.
Ngoài ra, Thanh Lam còn xuất hiện trong hàng loạt album hợp tác cùng các nghệ sĩ khác như Hồng Nhung, Trần Thu Hà, Đàm Vĩnh Hưng…
Chị cũng tổ chức nhiều live show ghi được dấu ấn mạnh mẽ như Em và tôi(1999), Em tôi(2006), Lam Xưa(2007)…
Thanh Lam tên thật là Đoàn Thanh Lam sinh năm 1969 tại Hà Nội. Ca sĩ xuất thân trong gia đình giàu truyền thống nghệ thuật, bố là nhạc sĩ Thuận Yến, mẹ là nghệ sĩ đàn bầu - NSƯT Thanh Hương.
Từ lúc lên 3 tuổi, Thanh Lam đã được bố dạy hát và nghe đàn piano. Năm Thanh Lam 7 tuổi, mẹ dạy cho nữ ca sĩ chơi đàn thập lục, tập hát các bài dân ca Việt Nam.
Năm 9 tuổi (1978), ca sĩ Thanh Lam được tuyển chọn vào Nhạc viện Hà Nội theo học môn đàn tỳ bà hệ 11 năm, đồng thời tham gia ca hát trong đội Chim Sơn Ca của Đài Tiếng nói Việt Nam và đội Họa Mi của Cung Văn hóa Thiếu nhi Hà Nội.
Nhờ được rèn giũa trong môi trường chuyên nghiệp từ sớm nên Thanh Lam có được bản lĩnh sân khấu lớn cũng như được bộc phát đam mê nghệ thuật. Mới 12 tuổi, chị đã một mình đi dự festival thiếu nhi ở Đức.
Năm 1985, Thanh Lam dừng việc học đàn tỳ bà, chuyển sang học khoa thanh nhạc, hệ Trung cấp tại Nhạc viện Hà Nội. Đây là bước ngoặt quan trọng có tính chất quyết định cho con đường nghệ thuật của chị sau này.
Song song việc học, Thanh Lam cùng với ca sĩ Thái Bảo thành lập nhóm nhạc Bồ Câu Trắng đi biểu diễn khắp nơi (năm 1985-1987).
Ngoài ra, khoảng thời gian năm 1985-1991, trong vai trò là ca sĩ của Đoàn ca múa nhạc nhẹ Trung ương, chị được đi biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới như: Đức, Nga, Bulgaria, Trung Quốc, Cuba, Hà Lan, Hungary, Romania…
Kể từ đó, Thanh Lam dấn thân vào con đường ca hát chuyên nghiệp và gặt hái nhiều thành công.
Nhắc đến Thanh Lam, người yêu nhạc sẽ nghĩ ngay tới nữ ca sĩ mở đường, định hướng cho nền nhạc nhẹ Việt Nam từ đầu thập niên 1990 và tiên phong cho việc đẩy lùi phong trào nhạc Hoa lời Việt.
Danh xưng "diva số 1" luôn được khán giả và bạn bè đồng nghiệp ưu ái nhắc đến khi nói về chị.
Suốt thập niên 1990, Thanh Lam "làm mưa làm gió" với loạt hit của các nhạc sĩ Dương Thụ, Thanh Tùng, Quốc Trung…
Những ca khúc nổi tiếng của chị được khán giả yêu thích như: Cho em một ngày, Giọt nắng bên thềm, Đánh thức tầm xuân, Chiều xuân, Hoa cỏ mùa xuân…
Chị cũng thể hiện rất thành công các ca khúc do bố ruột - nhạc sĩ Thuận Yến - sáng tác như: Chia tay hoàng hôn, Tự sự, Em tôi… giúp sáng tác của ông đến gần hơn với người yêu nhạc.
Thanh Lam là một trong những nghệ sĩ đưa dòng nhạc dân gian đương đại đến gần với khán giả.
Năm 2005, chị kết hợp nhạc sĩ Lê Minh Sơn ra mắt album Nắng lênđược giới phê bình đánh giá cao, tạo bàn đạp cho nhiều ca khúc cùng dòng xuất hiện sau đó.
Trên con đường ca nhạc, Thanh Lam đã định hình cho mình phong cách khác biệt, khó trộn lẫn.
Chất "bản năng", "cháy bỏng" và "cá tính" là điều người ta thấy rõ nhất ở âm nhạc của Thanh Lam, mà theo lời nhạc sĩ Dương Thụ là: "Một giọng hát mê hồn, cá tính táo bạo, bản năng nghệ sĩ thật sự".
Còn nhạc sĩ Lê Minh Sơn từng nhận định về chị: "Một giọng hát đầy ám ảnh, một tâm hồn mãi vẫn chưa dậy thì".
Cá tính của Thanh Lam thể hiện rất rõ qua từng bài hát mà chị lựa chọn để mang đến cho khán giả. Đôi khi, nó có vẻ kén tai người nghe, nhưng một khi đã ngấm vào rồi thì khó thoát khỏi cái men say "Thanh Lam".
Cá tính đó một phần bị ảnh hưởng bởi bố của chị - nhạc sĩ Thuận Yến - và làm cho chị trở nên khác biệt so với rất nhiều các ca sĩ khác cùng thời.
Xuyên suốt trong từng giai đoạn sự nghiệp của chị, cá tính ấy không bị lu mờ đi theo năm tháng mà càng lúc rõ nét hơn.
Thanh Lam không chỉ cá tính trong âm nhạc, trong phong cách trình diễn và trang phục trên sân khấu, mà chị còn là một người hết sức nữ tính.
Chính hai nét đặc trưng này hòa trộn lẫn nhau, khiến cho chị càng trở nên quyến rũ và quyền lực không chỉ trong âm nhạc mà cả đời thường.
Khi còn là một thiếu nữ, Thanh Lam đã khiến cho những người đối diện phải "say đắm" với vẻ đẹp ngọt ngào của chị. Theo thời gian, nhan sắc ấy lại càng trở nên mặn mà, đẹp hơn cùng với giọng ca. Thế mới có người đặt cho chị danh xưng "người đàn bà đẹp hát".
Chia sẻ vớiDân trítrong buổi họp báo trước đây, ca sĩ Trọng Tấn cho biết anh từng hát chung với NSƯT Thanh Lam trong nhiều chương trình và sản phẩm âm nhạc. Anh cảm nhận, đây là người phụ nữ đằm thắm, hút đàn ông.
Còn ca sĩ Hoàng Quyên từng phải thốt lên: "Có nhiều đêm diễn, tôi đứng trong cánh gà, cứ mải ngắm Thanh Lam mà quên mất mình sắp phải hát gì, người đâu mà đẹp và hát hay thế".
(Theo Dân Trí)