Nên biết điều này, nếu bị sàm sỡ thì buộc kẻ xấu phải bồi thường thiệt hại_bóng đa hôm nay
Thời gian gần đây,ênbiếtđiềunàynếubịsàmsỡthìbuộckẻxấuphảibồithườngthiệthạbóng đa hôm nay một số kẻ "biến thái" bị xử phạt 200 ngàn đồng về hành vi sàm sỡ khiến dư luận không khỏi bức xúc. Hành vi này được phạt vi phạm hành chính theo Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về hành vi trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác mới chỉ là chế tài của Nhà nước với kẻ vi phạm.
Người bị hại có quyền kiện ra Tòa án yêu cầu kẻ sàm sỡ bồi thường thiệt hại cho mình. Nếu không may bị kẻ xấu sàm sỡ thì nên báo công an kịp thời để ngăn chặn và có biện pháp xử lý.
Việc xử phạt hành chính mới chỉ là quan hệ giữa người vi phạm với cơ quan Nhà nước, người bị hại hoàn toàn có quyền yêu cầu kẻ có hành vi sàm sỡ bồi thường thiệt hại cho mình.
Người bị hại có quyền kiện ra Tòa án yêu cầu kẻ sàm sỡ bồi thường thiệt hại cho mình (Ảnh có tính chất minh họa) |
Theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau: Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; Thiệt hại khác do luật quy định.
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (hiện nay, mức tối đa là 14,9 triệu đồng).
PV