Gặp nhau cuối năm hay còn gọi là Táo quân - chương trình hài kịch chính luận,ữnggươngmặtTáoGiáodụccùngsựkiệnnổibậtquacácmùaTáoquâsoi kèo porto hôm nay vừa tạo tiếng cười trào phúng nhưng cũng phản ánh những vấn đề nổi cộm của xã hội, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Táo Giáo dục năm nào lên chầu cũng được cặp đôi Nam Tào - Bắc Đẩu đặt "lên thớt".
Hãy cùng điểm lại những gương mặt Táo Giáo dục cùng những điểm nhấn giáo dục nổi bật qua các mùa Táo quân!
(Lĩnh vực giáo dục không được đề cập trong Táo quân 2003, 2008, 2009, 2011, 2014, 2020, 2022).
Năm 2004
Táo Giáo dục chính thức có một danh xưng tại mùa thứ 2 (năm 2004) và do nghệ sĩ Quốc Quân thủ vai.
Táo quân 2004 đã điểm những bất cập của ngành giáo dục như bệnh thành tích (tất cả các trường, các lớp, từ tiểu học đến trung học đều đạt tỷ lệ 100% lên lớp), chế giễu chương trình cải cách giáo dục (cải cách chữ "e" đổi vị trí cho chữ "a", tích cực cải cách là được, không biết nó đến đâu nhưng cứ "tích cực" là được) hay phản ánh thực trạng học sinh phải "cõng" sách đến trường.
Năm 2005
Năm 2006
Táo quân mùa thứ 3 nhắc đến những vấn đề: học sinh không thích học Lịch sử, cải cách sách giáo khoa liên tục nhưng không hiệu quả hay tiến sĩ "giấy".
Năm 2007
Táo quân 2007 đề cập đến vấn đề cải cách và thay đổi cơ chế quan liêu "ì ạch và lạc hậu" mang tính hệ thống trong các ngành, bao gồm cả giáo dục.
Năm 2010
Nổi bật nhất là màn giải toán kết hợp nghệ thuật truyền thống của bộ ba Công Lý - Tự Long - Xuân Bắc.
Táo Giáo dục thách đố thiên đình một bài toán bằng ca trù. Đáp lại, hai cận thần của Ngọc Hoàng đã lần lượt giải đố thông qua hình thức tuồng, cải lương và hò xứ Huế.
Năm 2012
Vấn đề bằng giả, đào tạo tại chức, đào tạo tiến sĩ chú trọng chỉ tiêu không phải chất lượng được nhắc đến.
Đặc biệt là màn Táo Giáo dục "đá xoáy" Táo Giao thông về vấn đề đổi giờ học, giờ làm để giảm ùn tắc giao thông nhưng lại phát sinh nhiều vấn đề.
Năm 2013
Bất cập của ngành giáo dục 2013 bị "bóc trần" không thương tiếc: cải cách giáo dục liên miên không hiệu quả, bệnh thành tích, giáo viên dạy thêm, "khai tử" một loạt trường đại học hay cô giáo đánh học sinh.
“Ông Nát Bét, nhà sư phạm nổi tiếng về cải cách giáo dục nói rồi: Học sinh phải chạy điểm, chạy trường, sau này ra trường còn có kinh nghiệm chạy việc”, lý luận của Táo Dân sinh.
Năm 2015
Tuy không có Táo Giáo dục nhưng một số sự việc như chất lượng của từ điển (giải thích "bồ bịch" là "bạn bè thân thiết"), Bộ Giáo dục xin 34 nghìn tỷ đổi mới chương trình sách giáo khoa được khéo léo đề cập.
Năm 2016
Táo quân 2016 tiếp tục ca lại bài ca "cải cách, đổi mới rồi lại cải cách" của ngành giáo dục, đề cập đạo đức nghề giáo khi khéo léo lồng ghép câu nói "nổi tiếng" của một giáo viên Tiếng Anh: "Tao là cung Bọ cạp, một khi mày đã đụng đến lòng tự ái và tự trọng của tao, tao sẽ làm đúng những gì mày đang làm với tao!".
Năm 2017
So sánh thâm cay "số lượng trứng của một con gà mái đẻ ra với số lượng luận án của một cơ sở đào tạo giáo dục" đã “đá xoáy” nạn đào tạo tiến sĩ tràn lan. Học viện Khoa học Xã hội từng gây xôn xao vào năm 2017 khi "sản xuất được 350 tiến sĩ" mỗi năm.
Năm 2018
Tuy không có Táo Giáo dục nhưng lĩnh vực này vẫn được đề cập như "thi 3 môn 7 điểm, chỉ cần 2 điểm vào được cao đẳng sư phạm".
Năm 2019
"Thủ khoa không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ thằng này qua thằng khác" là câu nói "hot" bậc nhất Táo quân 2019.
Chương trình đã chỉ ra hàng loạt sự việc gây xôn xao dư luận của ngành như vụ sửa điểm kỳ thi THPT Quốc gia 2018, Bộ Giáo dục ban hành văn bản sinh viên sư phạm bán dâm bốn lần sẽ bị đuổi học, giáo viên tiểu học sử dụng ma túy tại tiệc sinh nhật, giáo viên yêu cầu 23 bạn cùng lớp tát học sinh, cho trò ăn phấn, uống nước giẻ lau bảng.
Năm 2021
"Phụ huynh kêu thì cứ kêu, chửi thì cứ chửi, mắng mỏ cứ mắng mỏ nhưng vẫn đưa con tới trường", Táo Giáo dục Chí Trung hãnh diện một cách hài hước.
Chương trình cũng đề cập đến những “hạt sạn” trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 (bộ sách Cánh Diều) "Diều đứt dây rồi"hay vấn đề tranh cãi giữ nguyên mức học phí dù học online.
Ảnh: VTV
Bảo Huy