Xây dựng phương án sắp xếp lại bộ máy theo hướng 'bộ đa ngành, đa lĩnh vực'_tphcm vs hagl
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024.
Thành lập Ban Chỉ đạo,âydựngphươngánsắpxếplạibộmáytheohướngbộđangànhđalĩnhvựtphcm vs hagl Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy
Trong đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khẩn trương thực hiện tổng kết 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa 12 và xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Việc này phải hoàn thành trong tháng 12/2024.
Chính phủ giao Bộ Nội vụ khẩn trương đề xuất việc thành lập ban chỉ đạo, tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/11.
Báo cáo Chính phủ về tổng kết thi hành Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính phủ.
Trong đó, tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng về phát huy hiệu quả mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; thực hiện có lộ trình giảm hợp lý số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ; tăng cường vai trò, nâng cao trách nhiệm của bộ trưởng với tư cách thành viên phủ trong quản lý vĩ mô và xây dựng chính sách...
Để tiếp tục hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Bộ Nội vụ kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
Đề nghị bỏ cấp “Tổng cục”
Ngày 12/11 vừa qua, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ.
Theo Bộ Nội vụ, việc sửa đổi, bổ sung luật này là cần thiết nhằm hoàn thiện các quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ.
Đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn hợp lý, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm sự thống nhất, thông suốt của bộ máy hành chính nhà nước; phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các thành viên hội đồng thẩm định đều tán thành cao với việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ lần này đáp ứng yêu cầu cấp bách trong việc tổ chức xây dựng bộ máy nhà nước hiện nay.
Một trong những ý kiến đáng chú ý là đại diện Bộ Công an quan tâm đến địa vị pháp lý của Tổng cục hiện nay chưa được quy định rõ ràng; chính sách đối với cấp cục trực thuộc bộ và cục trực thuộc tổng cục như nhau nên chưa khuyến khích tinh gọn bộ máy.
Do đó, đại diện Bộ Công an đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu theo hướng bỏ cấp “tổng cục” trong cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo quy định cụ thể vị trí, nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của Chính phủ ngay tại dự thảo luật.
Trong đó, chú trọng làm rõ định hướng quy định về phân cấp, phân quyền giữa các chủ thể: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và chính quyền địa phương. Quy định rõ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng mà không phân cấp, phân quyền; những vấn đề có thể phân cấp, phân quyền; phạm vi phân cấp, phân quyền…
sửa đổi, bổ sung 11 nhóm vấn đề với 5 nhóm chính sách lớn- Hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo yêu cầu đổi mới quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả.
- Hoàn thiện quy định về mối quan hệ phân công, phối hợp trong thực hiện quyền lực nhà nước; cơ chế kiểm soát quyền lực giữa Chính phủ với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền tư pháp, bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 27.
- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ, giữa Chính phủ với chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, bảo đảm đề cao trách nhiệm của người đứng đầu bộ, ngành và trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với các nội dung được phân cấp, phân quyền theo quy định của pháp luật.
- Hoàn thiện các quy định để đổi mới phương thức tổ chức hoạt động của Chính phủ phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh chuyển đổi số và xây dựng Chính phủ số, bảo đảm tăng tính công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý nhà nước.
- Hoàn thiện các quy định về tổ chức của Chính phủ để tạo khung pháp lý sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.