Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng: 'Tôi kể chuyện lịch sử theo cách riêng'_tysobongda tructuyen
Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng vừa có một kịch bản được dựng thành chèo trên sân khấu Nhà hát Chèo Ninh Bình,àvănNguyễnToànThắngTôikểchuyệnlịchsửtheocáchriêtysobongda tructuyen vở chèo “Người con của Vạn Thắng Vương”.
- Xin chào nhà văn Nguyễn Toàn Thắng. Vở chèo “Người con của Vạn Thắng Vương” vừa có buổi ra mắt thành công. Có vẻ như anh rất có duyên với đề tài lịch sử?
- Cảm ơn. Tôi chọn đề tài lịch sử, bởi lịch sử đã có độ lùi nhất định đủ để chiêm nghiệm, hơn nữa, những bài học được rút ra từ lịch sử chưa bao giờ là xưa cũ cả. Vả lại, nếu không tái hiện lịch sử bằng những tác phẩm văn học nghệ thuật, thì làm sao thế hệ sau có thể yêu quê hương hơn được.
Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng. |
- Trong các kịch bản sân khấu về đề tài lịch sử của mình, có vẻ như anh luôn chú ý đến thân phận phụ nữ?
- Phụ nữ Việt dịu dàng, cam chịu trong cuộc sống thường ngày, nhưng rất dũng cảm một khi xảy ra bất cứ biến cố gì với non sông đất nước. Chẳng hạn như trong vở chèo “Nàng thứ phi họ Đặng”, nhân vật Đặng Thuý Hạnh con gái của quốc công Đặng Tất, sau khi cha bị giết, lập tức lên đường và trở thành chiến binh. Hoặc người vợ của tướng quân ăn mày Phạm Ngũ Thư trong vở cải lương “Khất sỹ” cũng không hề cam chịu một cuộc sống tầm thường.
Còn ở vở chèo “Người con của Vạn Thắng Vương”, thì mẹ của Nam Việt Vương Đinh Liễn cũng xin vào thành làm con tin, khi không được chấp thuận thì giả điên vào thành chăm con. Những nhân vật nữ ấy, tôi đều lấy cảm hứng từ lịch sử, nhưng gửi gắm vào đó lòng yêu thương, sự tôn trọng với người xưa.
- Đề tài về nhà Đinh không dễ khai thác bởi đã có rất nhiều vở diễn thành công trong quá khứ. Vậy phải chăng việc chọn khai thác nhân vật Nam Việt Vương Đinh Liễn, với anh, là để tìm ra một hướng đi mới?
- Có thể nói là như vậy. Nhắc đến vua Đinh, người ta thường nghĩ ngay đến chiến công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất giang sơn của Người.
Thế nhưng, tôi muốn khai thác về cuộc đời của Nam Việt Vương Đinh Liễn, là bởi để có được chiến công đó, một đứa trẻ hơn chục tuổi đã phải vào thành làm con tin, để rồi sau này trở thành thái tử, và còn hơn thế nữa, là một trong “Giao Châu thất hùng” thời ấy.
Một đứa trẻ đi làm con tin, sống một mình trong vòng vây của đối thủ, thực sự với tôi là một câu chuyện hay. Tôi kể chuyện lịch sử theo cách của mình, đó là đem lại cho khán giả những cảm xúc nhân văn, những giằng xé giữa được và mất, giữa quyền lợi cá nhân và dân tộc.
Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng khai thác nhiều đề tài lịch sử. |
- Lý do nào khiến anh chọn Nhà hát Chèo Ninh Bình làm nơi gửi gắm đứa con tinh thần của mình?
- Đương nhiên về đề tài vua Đinh thì Nhà hát Chèo Ninh Bình là nơi tôi hướng đến. Ngoài ra, Ninh Bình còn là đất phát tích của chèo chuyên nghiệp, nơi cụ tổ nghề chèo là bà Phạm Thị Trân đã thành danh.
Nhà hát Chèo Ninh Bình đang có một lực lượng nghệ sỹ hùng hậu, nhiều gương mặt trẻ hứa hẹn sẽ bùng nổ trong nay mai. Giám đốc, NSƯT Quang Thập lại là một đạo diễn, một nhà quản lý nghệ thuật có tâm và có tài.
- Một câu hỏi nữa. Thường là ít khi tác giả hài lòng với vở diễn, là bởi nhiều khi vở diễn đã bị thay đổi nhiều so với nguyên tác. Còn cá nhân anh thấy thế nào?
- Tôi không quan tâm nhiều đến chuyện đó. Khi đưa kịch bản, tôi thường nói với đạo diễn rằng cứ thoải mái sửa sang, miễn là đạt kết quả tốt nhất. Nhiều khi, ý văn học là thế, câu từ là thế, nhưng sang đến sàn diễn, lại cho ra một ý tưởng mới. Và trong vở chèo này, tôi hoàn toàn hài lòng bởi tinh thần kịch bản vẫn vậy, chỉ là được bồi đắp cho dày thêm và hấp dẫn hơn.
- Xin cảm ơn nhà văn và chúc anh có thêm nhiều tác phẩm mới!
Mái ấm hạnh phúc của HLV thể lực tuyển VN bên vợ Thái Lan và con trai
Không chỉ giỏi chuyên môn, HLV Willander Fonseca còn là người đàn ông mẫu mực trong gia đình, luôn yêu thương và chăm sóc vợ con.