Liên tiếp trẻ nhỏ nguy kịch vì một căn bệnh 'hiểm' ở tim_ket bong hom nay
Nguy kịch sau cơn sốt và mệt
Tối 21/2,êntiếptrẻnhỏnguykịchvìmộtcănbệnhhiểmởket bong hom nay Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết vừa cứu sống một bé gái 4 tuổi nguy kịch khi đang đi du lịch.
Trong lúc cùng gia đình đi nghỉ ở Nha Trang (Khánh Hòa), bệnh tình của bé trở nặng, thở mệt, hai mắt sưng. Tại bệnh viện địa phương, bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm cơ tim cấp. Trẻ lập tức được chuyển vào TP.HCM để cứu chữa ngày 28/1.
Khi vào Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), trẻ bị sốc tim, hạ huyết áp nặng. Các bác sĩ nhanh chóng hỗ trợ hô hấp cho trẻ, truyền IVIG, truyền vận mạch và đặt máy tạo nhịp tim tạm thời. Gần một tuần điều trị, bé gái mới tự thở được, ngưng thuốc vận mạch, rút máy tạo nhịp tạm thời. Trẻ hồi phục và xuất viện.
Cùng lúc này, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng điều trị cho 3 trẻ bị viêm cơ tim tối cấp, cấp cứu trong tình trạng nghiêm trọng. Trong đó, hai trẻ phải can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo), một trẻ chuyển cấp cứu bằng máy bay.
Nghiêm trọng nhất là em N.Q.B. (13 tuổi) nhập viện ngày 24/1 vì viêm cơ tim cấp, rối loạn nhịp tim. Trẻ được đặt máy tạo nhịp tim tạm thời, hạ thân nhiệt và lọc máu liên tục để bảo vệ não, điều trị tổn thương gan thận. Trước diễn tiến nguy kịch, các bác sĩ quyết định thực hiện ECMO để cứu trẻ.
Sau 12 ngày hồi sức tích cực đầy căng thẳng, tình trạng tim mạch và các cơ quan cải thiện. Trẻ dần hồi phục và sắp được xuất viện. Chi phí điều trị cho bé B. lên đến hơn 500 triệu đồng.
Bác sĩ vừa điều trị vừa run
Phó giáo sư, bác sĩ Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, ngay khi em N.Q.B. cai máy ECMO, một bé trai 12 tuổi khác lại rơi vào nguy kịch vì viêm cơ tim tối cấp.
“Chúng tôi vừa điều trị vừa run. Nếu bé chuyển nặng sẽ không còn máy ECMO vì cả ba máy của bệnh viện đều đang được sử dụng. Em N.Q.B vừa cai máy buổi sáng thì buổi chiều bé 12 tuổi sử dụng", bác sĩ Quang nói. Bệnh nhân 12 tuổi vẫn đang nằm viện theo dõi.
Mới nhất là một bé gái 9 tháng tuổi được chuyển cấp cứu bằng máy bay từ TP Phú Quốc (Kiên Giang) vào TP.HCM. Theo đó, trẻ bị sốt và nôn ói, sau đó tím tái, suy tim. Bệnh viện ở địa phương chẩn đoán bé bị viêm cơ tim cấp.
Theo bác sĩ Quang, trung bình, mỗi năm bệnh viện chỉ tiếp nhận khoảng 9-10 ca viêm cơ tim cấp hoặc tối cấp như trên. Riêng năm nay, chỉ trong vòng hơn 1 tháng, bệnh viện đã điều trị cho 3 ca.
Ngày 9/2, gia đình đưa bé vào đất liền cấp cứu bằng đường hàng không. Khi đến Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, bé đã suy hô hấp, trụy tim mạch, gan và thận tổn thương. Sau khi được đặt nội khí quản giúp thở, thêm thuốc vận mạch, trẻ lại xuất hiện cơn rối loạn nhịp. Bác sĩ Khoa Tim mạch phải hỗ trợ xử trí.
Suốt một đêm theo dõi, các bác sĩ quyết định sẽ điều trị nội khoa do bé gái 9 tháng tuổi đáp ứng tốt với thuốc. ECMO là phương án cuối cùng. Trẻ vượt qua cơn nguy kịch mà không cần chạy ECMO hay lọc máu.
Bác sĩ Quang cho biết, tỷ lệ tử vong do viêm cơ tim cấp nặng còn rất cao, khoảng 30-40%. Trường hợp viêm cơ tim tối cấp, tỷ lệ tử vong gần 100% trước khi có kỹ thuật ECMO. Nguyên nhân của bệnh chủ yếu do virus gây ra, phổ biến nhất là do virus Coxsackie nhóm B.
Các triệu chứng của viêm cơ tim thường không điển hình. Khởi đầu, trẻ thường sốt nhẹ, mệt mỏi, ho, sổ mũi hoặc nôn, buồn nôn. Trường hợp nặng, trẻ sẽ mệt, ngất, khó thở, đau ngực, tím tái, tay chân lạnh, rối loạn nhịp tim, trụy tim mạch. Trường hợp bị viêm cơ tim nhẹ, trẻ được theo dõi, điều trị triệu chứng và sẽ khỏi bệnh sau 1-2 tuần.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Phó khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 2 nhấn mạnh, trường hợp tối cấp, bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 24 tiếng. Đối với trường hợp mạn tính, trẻ nhiễm siêu vi âm thầm, lâu dần làm tổn thương cơ tim và diễn tiến thành bệnh cơ tim giãn.
Bé gái TP.HCM tử vong nghi ngờ viêm cơ tim, phụ huynh cần lưu ý gì?Mới đây, mạng xã hội chia sẻ câu chuyện một bé gái 5 tuổi ở TP.HCM tử vong sau vài ngày bị sốt, đau bụng, mệt. Bé được cấp cứu ở 2 bệnh viện nhưng không qua khỏi.