Ở 23 tuần thai,ôisốngbétraisinhnonchỉgnhưngchồngbệnhánnặnha cai 88 chị T.A (Hà Nội) có dấu hiệu dọa đẻ non, phải chuyển vào Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Bác sĩ cố điều trị, giữ thai cho chị tới tuần thứ 25 bằng các loại thuốc mà bệnh viện có.
Bé trai tên K. chào đời bằng phương pháp sinh thường ở tuần thai thứ 25, chỉ nặng 600g, lọt thỏm trong tay bác sĩ. Sau sinh non, bé bị suy dinh dưỡng, non bóng, suy hô hấp, thở nấc, phản xạ rất chậm. Bé buộc phải đặt nội khí quản, thở máy.
“Chăm sóc cho bé là tiến trình gập ghềnh, có những giai đoạn chúng tôi phải giật mình. Thậm chí có những lúc gần như vô vọng”, PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, chia sẻ ngày 11/7.
Sau 2 tuần được hồi sức sơ sinh tốt ngay từ phòng Đẻ, chống suy hô hấp, nuôi dưỡng tĩnh mạch toàn phần sớm từ giờ đầu, chiến lược ăn sữa mẹ tăng dần từng ngày, bé đạt hơn 700g. Nhưng lúc này, bé đối mặt với chẩn đoán viêm ruột hoại tử, sốc nhiễm trùng nhiễm độc trên nền trẻ sinh cực non, cực nhẹ cân. Bé phải điều trị thở máy cao tần, nhịn ăn…
Viêm ruột hoại tử là bệnh lý rất nguy hiểm có thể khiến trẻ tử vong. Trẻ càng non tháng nguy cơ bị càng cao, tỷ lệ viêm ruột hoại tử từ 15-20%, thường xảy ra ở ngày thứ 10-45 sau sinh. Lúc này, các bác sĩ thường xuyên hội chẩn với Khoa Phẫu thuật Nhi, Bệnh viện Việt Đức.
Sau giai đoạn viêm ruột hoại tử, bé được chẩn đoán hẹp ruột, chưa loại trừ vô hạch thần kinh toàn bộ đại tràng.
“Trẻ sau điều trị viêm ruột hoại tử không ăn tăng được, không dừng được nuôi dưỡng tĩnh mạch, ăn qua đường tiêu hóa ậm ạch, khó tiêu, bụng chướng, quai ruột nổi", bác sĩ Phạm Hoàng Thái, Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết.
Khi được 110 ngày tuổi, bé được PGS.TS Nguyễn Việt Hoa, Trưởng khoa Phẫu thuật nhi, Bệnh viện Việt Đức, tiến hành phẫu thuật. "Ruột của bệnh nhi lúc mổ chỉ bằng 1/5 ruột bình thường, hẹp và nhỏ vô cùng", bác sĩ Hoa nói.
Sau đó, trẻ lại được chuyển về Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Sau 10 ngày được mổ, bé được cho ăn hoàn toàn đường tiêu hóa.
Trường hợp này được xem là ca bệnh có thời gian điều trị lâu nhất tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, với gần 5 tháng điều trị. Cậu bé 5 tháng tuổi có 52 ngày thở máy xâm nhập, 10 lần truyền máu. "Cháu nặng 2,2kg nhưng cân năng hồ sơ tới hơn 4kg", bác sĩ Trần Danh Cường cho hay.
Hiện tại, sau 143 ngày điều trị, trẻ 2.200g, tương đương bé khoảng 1 tháng tuổi, ăn tốt, bú được mẹ. "Bé biết cười tự phát, thích được mẹ bế”, bác sĩ Phạm Hoàng Thái cho biết.
Bác sĩ năn nỉ gia đình cho phép được cứu em bé '9 phần tử vong'Nếu không được mổ cấp cứu, bệnh nhi có khả năng cao không thể qua khỏi. Tuy nhiên, khi bác sĩ trao đổi với gia đình, bố mẹ bé xin đưa con về vì điều kiện kinh tế rất khó khăn.