Yếu tố văn hóa,ìsaocácnướccónềngiáodụchàngđầuthếgiớichohọcsinhhọcngắnngàti so bong chuyen địa lý và định hướng của Chính phủ
Các quốc gia phát triển trên thế giới coi trọng lối sống cân bằng. Đây được xem là chuẩn mực văn hóa. Do đó, các nước này cho phép rút ngắn ngày học để trẻ có thể tham gia vào hoạt động ngoại khóa, thể dục thể thao… nhằm phát triển bản thân.
Điển hình, Phần Lan và Thụy Sĩ là 2 quốc gia có hệ thống giáo dục được đánh giá cao, chú trọng đến phúc lợi xã hội của học sinh. Với thời gian học ngắn, trẻ ở các quốc gia này dễ dàng tự tạo được sự cân bằng lành mạnh giữa học tập và cuộc sống.
Vị trí địa lý cũng là yếu tố ảnh hưởng đến độ dài ngày học. Ở những quốc gia có thời tiết khắc nghiệt hoặc địa hình hiểm trở… thời gian học ngắn sẽ đảm bảo an toàn và sức khỏe cho học sinh.
Ví dụ, Canada và Nga là nơi có mùa đông khắc nghiệt và vùng lãnh thổ rộng lớn. Do đó, thời gian học sinh ở trường khoảng 4-5 giờ/ngày, mỗi tuần đi học từ thứ 2 đến thứ 6 được đánh giá là phù hợp và thiết thực.
Bên cạnh đó, chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định cơ cấu ngày học, thông qua các chính sách và quy định tại Luật Giáo dục. Một số nước đặt ra lịch học tiêu chuẩn, như thời gian bắt đầu và kết thúc hoặc các ngày nghỉ lễ trong năm được quy định rõ ràng. Điều này, thể hiện tính nhất quán và tôn trọng các quyết định của Chính phủ trong lĩnh vực giáo dục.
Ngược lại, có nước lại trao quyền tự chủ cho các trường hoặc khu vực trong việc xác định lịch học. Đây là cơ sở dẫn đến sự khác biệt. Cụ thể, ở Mỹ số buổi và độ dài ngày học khác nhau không chỉ giữa các bang, mà còn giữa các khu học chánh trong cùng bang.
Tương tự Mỹ, Thụy Sĩ cũng trao quyền quản lý giáo dục cho các tiểu bang dưới sự giám sát của Hội đồng Giáo dục. Vì quốc gia này không có Bộ Giáo dục, nên chính sách sẽ do các tiểu bang quyết định dựa trên yếu tố văn hoá và đặc điểm riêng từng vùng.
Tính linh hoạt này cho phép các trường tự điều chỉnh lịch học để phục vụ nhu cầu cơ bản và dành sự ưu tiên đối với học sinh và giáo viên.
Ở những quốc gia có khối lượng bài tập về nhà nặng, học sinh cần nhiều thời gian để hoàn thành. Điều này, tỷ lệ thuận với số buổi và thời gian ở trường của trẻ. Ngược lại, ở một số nước bài tập về nhà không nhiều, học sinh chỉ cần đến trường 4-5 buổi/tuần, độ dài ngày học cũng được rút ngắn.
Do đó, số lượng bài tập về nhà cũng ảnh hưởng đến thời gian học mỗi tuần của trẻ. Đến nay, tính hiệu quả và sự cần thiết của bài tập về nhà vẫn là chủ đề tranh luận thường xuyên trong lĩnh vực giáo dục
Nguyên nhân các nước phát triển rút ngắn ngày học
Lý do chính khiến số buổi học mỗi tuần ngày càng được rút ngắn là để giáo viên có thời gian soạn bài, lập kế hoạch. Bằng cách này, họ cũng có thêm thời gian chấm bài và nghỉ ngơi nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục cao cho học sinh. Đồng thời cũng giải quyết được bài toán thiếu giáo viên ở một số quốc gia hiện nay.
Còn học sinh, sau khi tan lớp có cơ hội tham gia các hoạt động thể thao, CLB, chương trình nghệ thuật… để giải tỏa căng thẳng. Qua đó, trẻ có thể phát triển bản thân và hướng đến nền giáo dục toàn diện.
Nhiều quốc gia thừa nhận tầm quan trọng của các hoạt động vui chơi đối với sự phát triển của trẻ. Ngày học ngắn, giúp trẻ có thể tham gia hoạt động ngoài trời để khám phá thiên nhiên và phát triển các kỹ năng xã hội quan trọng.
Ưu và nhược của việc rút ngắn ngày học
Một bộ phận ủng hộ lập luận rút ngắn ngày học mang lại nhiều lợi ích cho học sinh. Đầu tiên, trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khóa sau giờ học. Điều này, góp phần mang lại nền giáo dục toàn diện, giúp học sinh phát triển tài năng và sở thích bên ngoài lớp học.
Ngoài ra, ngày học ngắn giúp trẻ giảm căng thẳng và tránh tình trạng kiệt sức. Khi đó, học sinh cảm thấy bớt choáng ngợp và có thời gian thư giãn, nạp lại năng lượng nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần.
Giảm ngày học làm tăng hiệu suất và sự tập trung trong thời gian ở trường của trẻ. Bị áp lực bởi thời gian, học sinh có khả năng chú ý hơn. Điều này, dẫn đến kết quả học tập của trẻ được cải thiện và khả năng ghi nhớ cũng tốt hơn.
Một bộ phận khác lại cho rằng rút ngắn thời gian ở trường sẽ làm giảm thành tích học tập. Các chuyên gia lập luận, học sinh cần có đủ thời gian trên lớp để học tất cả chương trình giảng dạy cần thiết và nắm bắt đầy đủ các khái niệm phức tạp.
Bất lợi của việc giảm bớt ngày học sẽ ảnh hưởng đến việc làm của phụ huynh. Nhiều gia đình phải chật vật tìm cách sắp xếp việc chăm sóc trẻ hoặc điều chỉnh lịch làm việc. Đây là thách thức lớn đối với phụ huynh.
Có người lại cho rằng, ngày học ngắn khiến trẻ có xu hướng thiếu tính kỷ luật và gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian hiệu quả và phát triển kỹ năng quan trọng cho tương lai. Thời gian học dài mang đến môi trường có tổ chức giúp học sinh phát triển kỹ năng quản lý thời gian và biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ của bản thân.
Hiểu được các yếu tố này, mọi người có thể giải thích được sự khác biệt về số lượng ngày học mỗi tuần của các quốc gia. Việc tăng số lượng buổi học hay rút ngắn chỉ là một khía cạnh trong giáo dục.
Điều quan trọng là phải cân bằng được thời gian giảng dạy và các yếu tố giúp học sinh phát triển toàn diện. Kéo dài hay rút ngắn thời gian học, bên cạnh ưu điểm vẫn tồn tại không ít hạn chế. Do đó, mỗi quốc gia cần phải xác định thời lượng ngày học tối ưu, để phù hợp với tình hình thực tế.
Các nước có nền giáo dục đứng đầu thế giới không học thứ 7, không áp lực thiPhần Lan, Na Uy, Thụy Sĩ và Đan Mạch... là các quốc gia có nền giáo dục đứng đầu thế giới, học sinh không bị áp lực kiểm tra, thi cử, chỉ học từ thứ 2 đến thứ 6, mỗi ngày kéo dài 4-6 giờ.