Đàn ông lười việc nhà ngày 8/3 đâu phải lỗi chúng tôi?_soi kèo hertha berlin

Cứ mỗi dịp gần đến ngày kỷ niệm của nữ giới như: Ngày 8/3,Đànônglườiviệcnhàngàyđâuphảilỗichúngtôsoi kèo hertha berlin 20/10… trên mạng, trên các phương tiện truyền thông chị em lại “vùng lên” giành quyền bình đẳng.

Việc trước tiên các chị yêu cầu là đàn ông phải chia sẻ việc nhà từ nấu ăn, đi chợ, đưa đón con, đi đổ rác… Tuy nhiên tất cả sự “vùng dậy” của các chị chỉ là bằng những… bài viết. Hành động của phụ nữ thì hoàn toàn ngược lại, không tin để tôi chỉ ra nhé.

{keywords}
Thay vì nhận hoa, nhiều phụ nữ Việt muốn đàn ông chia sẻ việc nhà hơn

Ví dụ đơn giản, gần gũi nhất là vợ tôi. Cô ấy liên tục cáu gắt, yêu cầu chồng làm việc này việc kia nhưng với con trai cô ấy (cũng là con tôi) thì không.

Lịch trình một ngày của con trai tôi thế này: Sáng, mẹ gọi dậy vệ sinh cá nhân, mẹ chuẩn bị bữa sáng, mẹ đưa đi học. Buổi tối ăn cơm xong, con trai tôi được đi thẳng ra bàn ăn hoa quả rồi vào phòng học. Học xong cháu có mẹ cầm sẵn ly sữa, đồ ăn vặt chờ ở cửa phòng, sau đó  cháu đánh răng rồi lên giường đi ngủ.

Mỗi lần tôi nhờ con làm việc này, việc kia vợ tôi đều gạt đi: “Anh tự làm đi hoặc đưa đây em làm cho nhanh, con còn bận học”.

Những ngày nghỉ, tôi muốn hai bố con cùng sửa đồ đạc trong nhà hay rửa xe máy cho mẹ thì vợ tôi nhắc nhở: “Con nó học cả tuần mệt, nay anh cho con nghỉ ngơi đi”.

Cứ như thế, đến nay, con trai tôi lớn tướng vẫn không phải động tay vào bất cứ việc gì trong nhà. Tôi không hiểu với cách dạy con của vợ tôi, sau này con dâu tôi sao có thể giành phần thắng trong "cuộc chiến việc nhà"?

Tôi cũng từng chứng kiến những người đàn ông lớn xác nhưng vẫn là đứa trẻ trong mắt mẹ. Mỗi lần con trai vào bếp, các bà, các chị lại đuổi ra: “Vướng chân, làm thì chậm chạp, để tao làm một loáng là xong”.

Đơn cử là nhà hàng xóm của chúng tôi. Vốn có quen biết từ trước, ngày mua chung cư mới cùng tầng với chúng tôi, họ mời gia đình tôi sang ăn bữa cơm tân gia. Trong bữa ăn, cô con dâu của nhà ấy chạy tất tả, lúc thì lấy thêm nước mắm, lúc thì lấy thêm đôi đũa, múc thêm bát canh… Tôi biết, trước đó, chị cũng đã phải tất bật đi chợ để làm cơm, đãi khách.

Đến lúc bữa cơm xong, cánh đàn ông dọn dẹp mâm bàn, phụ nữ bê bát đĩa vào trong bếp để rửa. Thấy vợ mệt, người chồng vào bếp phụ cùng việc tráng bát. Tuy nhiên cô con dâu nhìn sắc mặt mẹ chồng không được vui, bèn gạt chồng ra: “Anh ra ngoài uống nước với các bác, em làm một lát là xong”.

Sau này, tôi mới biết, quan niệm của bà mẹ bên nhà đó là đàn ông không phải nhấc tay động chân vào việc nhà. Việc đàn ông rửa bát, nấu cơm trong bếp… khi nhà có khách càng tối kị. Mỗi lần, con dâu muốn nhờ chồng giúp việc này việc kia, bà đều giận dỗi: “Chị không làm được thì để tôi, sao phải sai nó như người ở?”.

Vì vậy cô con dâu không có cách nào để cải thiện tình hình. Lâu dần, người chồng cũng mất dần thói quen hỗ trợ vợ việc nhà.

Vậy đấy, ngày 8/3 thay vì chỉ trích các ông chồng lười, thụ động sao các chị, những người mẹ, không dành thời gian để “đào tạo” các ông chồng tương lai? Hãy bắt đầu bằng việc nhỏ nhất là để con trai tự làm các việc của bản thân, lớn hơn một chút yêu cầu con chia sẻ công việc chung của gia đình.

Đặc biệt các bà mẹ nên dạy con rằng, việc chia sẻ việc nhà với vợ không chỉ là trách nhiệm, lẽ đương nhiên mà còn là cách bày tỏ tình yêu, sự quan tâm chân thành nhất với người bạn đời của mình.

'Vợ quanh năm ở xó bếp, chồng tặng nước hoa, nhẫn vàng để làm gì?'

'Vợ quanh năm ở xó bếp, chồng tặng nước hoa, nhẫn vàng để làm gì?'

Một luật sư từng trò chuyện với tôi rằng, nhiều năm trong nghề, anh vẫn ấn tượng nhất về trường hợp vợ chồng đưa nhau ra tòa vì một lý do hy hữu “không chia sẻ việc nhà”.