Tại sao về đêm "nóc nhà thế giới" lại phát ra âm thanh lạ như tiếng rên rỉ?_kết quả trận vigo
Những âm thanh kỳ lạ
Nằm trong khối núi Mahalangur Himal thuộc dãy núi Himalaya,ạisaovềđêmquotnócnhàthếgiớiquotlạiphátraâmthanhlạnhưtiếngrênrỉkết quả trận vigo biên giới giữa Tây Tạng và Nepal, đỉnh Everest có chiều cao 8.849m trên mực nước biển. Đây là đỉnh núi cao nhất trên thế giới, từ lâu trở thành đích đến trong mơ của hàng nghìn nhà leo núi muốn thử thách bản thân.
Đỉnh Everest luôn hấp dẫn các nhà leo núi lão luyện và một số người leo núi nghiệp dư trên khắp thế giới. Họ thường tin cậy nhờ vào những thổ dân Sherpa làm người dẫn đường vì thổ dân Sherpa là nhóm người dân tộc thiểu số Tây Tạng nổi tiếng về kiến thức về dãy núi Himalaya cũng như kỹ năng leo núi.
Không chỉ là nguồn cảm hứng đầy mê hoặc với các nhà leo núi, nhiều điểm bí ẩn ở Everest là bài toán lớn được nhiều nhà nghiên cứu tìm cách giải quyết. Một trong số đó là những âm thanh kỳ lạ phát ra như tiếng rên rỉ sau khi mặt trời lặn.
Nhà nghiên cứu sông băng, ông Evgeny Podolskiy, một chuyên gia tại trung tâm nghiên cứu Bắc Cực thuộc Đại học Hokkaido, dẫn đầu đoàn thám hiểm tới dãy Himalaya của Nepal vào năm 2018 để điều tra nguyên nhân gây ra những âm thanh đáng sợ về đêm.
Hiệp hội địa lý quốc gia Mỹ xác định rằng, những âm thanh này không phải do bất cứ loài động vật nào tạo ra. Thay vào đó, tiếng ồn được cho là giống tiếng cửa cót két, tiếng rền rĩ hay tiếng máy bay đang bay trên đầu.
Có giả thuyết khác cho rằng, nguyên nhân tạo ra những âm thanh này là chuyển động của tuyết lở hay lở đất. Bên cạnh đó, băng và tuyết dày có thể tạo ra áp suất trước khi giải phóng đột ngột gây ra âm thanh lớn khi rơi xuống các vùng núi.
Hoặc tiếng động có thể bắt đầu từ những luồng gió tương tác với địa hình đặc biệt ở Everest. Trước đó, những nhà leo núi từng kể lại trải nghiệm của mình khi nghe thấy âm thanh như tiếng huýt sáo ở các đỉnh núi cao khác.
Giải mã các bí ẩn
Nhằm làm sáng tỏ bí ẩn này, tiến sĩ Podolskiy và nhóm của ông dành hơn một tuần đi bộ qua dãy Himalaya. Cuối cùng họ đặt chân tới hệ thống sông băng Trakarding-Trambau. Tại đây họ dựng trại, bắt đầu cuộc điều tra.
Suốt 3 tuần, các chuyên gia phải chịu đựng cái lạnh thấu xương của sông băng nằm ở độ cao khoảng 4.828m so với mực nước biển và có tầm nhìn toàn cảnh về phía đỉnh Everest.
Trong thời gian ở sông băng, các chuyên gia có cơ hội tận mắt trải nghiệm những tiếng động kỳ lạ. Dave Hahn, một nhà thám hiểm dày dặn kinh nghiệm từng 15 lần chinh phục Everest, mô tả trải nghiệm đáng sợ về âm thanh kỳ quái ban đêm.
"Băng và đá rơi xuống nhiều nơi xung quanh thung lũng tạo ra những tiếng động rất khó ngủ", Dave nói.
Tiếp đó, nhóm chuyên gia lắp đặt các cảm biến trên băng để đo độ rung ở sâu bên trong sông băng. Công nghệ này tương tự để đánh giá cường độ của động đất.
Sau khi phân tích dữ liệu địa chấn, Tiến sĩ Podolskiy cùng đồng nghiệp xác nhận rằng, âm thanh về đêm có liên quan tới cái lạnh cực độ.
Vào ban ngày, nhóm chuyên gia thậm chí có thể mặc áo phông để làm việc vì nhiệt độ tương đối ôn hòa. Nhưng về đêm, nhiệt độ hạ xuống -15 độ C. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn tạo ra hiện tượng vỡ băng, cộng hưởng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Everest góp phần khuếch đại âm thanh. Đó là tiếng nổ lớn và sông băng vỡ ra hay nổ tung với nhiều vết nứt về đêm.
Không chỉ phát hiện ra nguyên nhân tạo nên âm thanh kỳ lạ về đêm, đợt nghiên cứu này còn nhận thấy sự thay đổi của sông băng khi Trái đất ấm lên do biến đổi khí hậu.
Khu vực dãy Himalaya còn gọi là "Cực thứ 3" vì đây là nơi có trữ lượng nước ngọt lớn nhất bên ngoài các vùng cực. Tuy vậy nơi này đang trải qua sự thay đổi đáng kể do hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Các sông băng ở khu vực này là nguồn cung cấp nước quan trọng cho hàng triệu người, cung cấp nước cho các con sông lớn ở châu Á. Tuy nhiên những sông băng duy trì sự sống này đang bị đe dọa khi nhiệt độ tăng lên và lượng mưa thay đổi.