Tranh chấp ranh giới đất đai_lịch thi đấu australia

Luật sư tư vấn:

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền,ấpranhgiớiđấtđlịch thi đấu australia nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Căn cứ vào tính chất pháp lý của tranh chấp, có thể chia tranh chấp đất đai thành ba dạng chủ yếu sau:

+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất
+ Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
+ Tranh chấp về mục đích sử dụng đất.

Trong dạng tranh chấp về quyền sử dụng đất thì tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa những vùng đất được phép sử dụng và quản lý (tranh chấp ranh giới đất đai) là tranh chấp thường gặp nhất.

Trong thực tế các bên thường tự giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực hoặc để tranh chấp kéo dài qua nhiều năm nên vụ việc không được giải quyết. Để vụ việc tranh chấp được giải quyết đúng quy định pháp luật và đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các bên có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình.

{keywords}
 

 Trước khi khởi kiện tại Tòa các bên cần đề nghị hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất theo Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Thủ tục hòa giải ở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất là thủ tục nên thực hiện trước khi nộp đơn khởi kiện tại Tòa án.

Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Trường hợp nếu bạn và nhà hàng xóm đều có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất thì bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất.

Trường hợp bạn không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất thì bạn có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất. Trước khi khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền thì bạn cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật về đất đai và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện bao gồm Đơn khởi kiện, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và căn cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An