AI và các thuật toán dưới góc nhìn tâm lý học_kq bd fa

Ảnh: Kanebrifge News

Nhà tâm lý học và khoa học hành vi Gerd Gigerenzer - Giám đốc Trung tâm Harding xem xét khả năng nhận thức rủi ro tại Đại học Potsdam ở Đức,àcácthuậttoándướigócnhìntâmlýhọkq bd fa cho biết các thuật toán này có thể đang thay đổi thế giới và cả hành vi của con người theo cách mà không ai lường trước được. Trước đây khi còn là giám đốc của Trung tâm Nhận thức và Hành vi Thích ứng tại Viện Phát triển Hành vi Max Planck, ông đã tiến hành nghiên cứu về cách mọi người đưa ra lựa chọn khi đối mặt với bất trắc trong hàng thập kỷ. 

 TS. Greg Gigerenze. Ảnh: Max Planck

Trong cuốn sách mới nhất của mình, “How to Stay Smart in a Smart World”, TS. Gigerenzer cho thấy cách các thuật toán đang dần định hình tương lai của con người, và tại sao cần ghi nhớ rằng chúng không phải là con người.

Xử lý những biến cố là công việc của bộ não con người

- Ngày nay, thuật ngữ “thuật toán” đã trở thành một từ phổ biến. Vậy “thuật toán” là gì?

 Thuật toán. Ảnh: Info World

Đó là thứ có trường nghĩa rất rộng, vì vậy, chúng ta cần xác định rõ thuật toán đang được nhắc đến là gì. Một trong những kết luận trong nghiên cứu của tôi tại Viện Max Planck là nếu bạn có một nhiệm vụ cố định với yêu cầu rõ ràng, thì các thuật toán phức tạp, chẳng hạn như mạng neuron sâu, chắc chắn hiệu suất hơn con người. Ví dụ như trò cờ vua và cờ vây. 

Nhưng nếu bạn có một vấn đề phức tạp và có tính biến thiên, ví dụ: dự đoán một loại virus như virus corona, hãy tránh xa các thuật toán phức tạp. Xử lý những biến cố là công việc của bộ não con người, khi đó, nó sẽ xác định một đến hai yếu tố quan trọng và bỏ qua phần còn lại. Đó không phải điều mà các thuật toán có thể giải quyết được. Tôi gọi đây là “nguyên tắc thế giới cân bằng” và nó đóng vai trò như là manh mối đầu tiên về khả năng của AI. Và để tận dụng tối đa tiềm năng của AI, chúng ta phải làm cho mọi thứ trở nên dễ phỏng đoán hơn.

- Việc có thể hiểu cách các thuật toán này đưa ra quyết định có lợi ích gì không?

 Ảnh: Dribbble

Tính minh bạch của thông tin là vô cùng quan trọng và tôi tin rằng nó nên thuộc về quyền của con người. Nếu thông tin minh bạch, bạn có thể làm việc dựa trên chúng và tự xử lý thông tin thay vì dựa vào một thuật toán có thể ví như một nhóm công nhân được trả lương thấp. Vì vậy, chúng ta cần biết khi nào thì nhận định của con người là cần thiết và hiệu quả hơn.

“Chúng ta là khách hàng và có quyền kiểm soát”

- Tại sao ngài đưa ra nhận định “công nghệ kỹ thuật số có thể dễ dàng nghiêng cán cân về phía các hệ thống chuyên quyền”? Điều này có gì khác biệt so với công nghệ thông tin trong quá khứ?

Những lời này là hoàn toàn có căn cứ. Trong số tất cả những lợi ích mà công nghệ kỹ thuật số mang lại, một trong những mặt tối là ta có khả năng bị giám sát. Hiện nay mọi người thường không đọc chính sách bảo mật, vậy nên họ nhận thức được nguy cơ này. Tuy nhiên, chính sách bảo mật cũng được thiết kế để người đọc không hiểu rõ; chúng quá dài và phức tạp. Đã đến lúc chúng ta cần phải lấy lại quyền kiểm soát. 

- Vậy chúng ta cần phải nhận thức được điều gì để trở nên “sáng suốt” trước nguy cơ này?

 Ảnh minh họa: CCTV

Hãy nghĩ về một quán cà phê miễn phí gần chỗ của bạn. Mọi người đến đó vì nó miễn phí, và tất cả các quán cà phê khác đều phải đóng cửa. Khi đó, bạn không còn lựa chọn nào khác, nhưng ít nhất bạn cũng được uống cà phê miễn phí và có không gian để vui vẻ trò chuyện với bạn bè. Tuy nhiên, những chiếc micro sẽ được đặt trên bàn và máy quay sẽ được gắn trên tường, để ghi lại những điều bạn nói ra, từng từ và với ai, rồi gửi đi để phân tích. Vô số nhân viên phục vụ sẽ trực chờ để vọt ra và cung cấp cho bạn các sản phẩm đã được tính toán để phù hợp với bạn. Đó đại khái là thứ mà bạn trải nghiệm khi sử dụng Facebook, Instagram hoặc các nền tảng khác. 

Trong quán cà phê này, bạn không phải là khách hàng. Bạn là sản phẩm. Vì vậy, chúng ta cần có một quán cà phê nơi chúng ta được phép trả tiền cho dịch vụ mà mình muốn, để được làm một khách hàng đúng nghĩa.

Chúng ta đã chứng kiến toàn bộ cơ sở dữ liệu xung quanh quảng cáo được cá nhân hóa này được đưa vào cơ sở dữ liệu trên internet. Và có vẻ như sẽ cần một số biện pháp can thiệp cứng rắn để ngăn chặn điều đó. Bạn nghĩ chúng ta sẽ đi xa đến đâu trong thập kỷ tới hoặc trong tương lai xa hơn trong lĩnh vực công nghệ, trí tuệ nhân tạo và giám sát?

Nói chung, tôi hy vọng rằng mọi người sẽ nhận ra và cân nhắc việc cung cấp thông tin cá nhân và quyết định cá nhân cho các công ty công nghệ để họ có thể sử dụng và kiếm lời từ việc cho chạy quảng cáo. Chúng ta trả tiền cho dịch vụ và đó là lý do tại sao chúng ta là khách hàng và có quyền kiểm soát. Điều thực sự nguy hiểm hơn nữa đó là ngày càng nhiều người sẵn sàng đánh đổi sự riêng tư đó để nhận lấy sự tiện lợi mà các dịch vụ miễn phí đó cung cấp.

- Nhưng khi mọi thứ đều quá tiện lợi, tôi thấy thật khó để ngồi lại và đọc hết các chính sách về quyền riêng tư và nghiên cứu về những thuật toán đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của tôi. Làm thế nào để tôi có đủ động lực để làm điều đó?

Hãy bắt đầu bằng việc suy nghĩ để tìm ra giải pháp. Chúng ta cần lưu ý đến một cơ chế mà các nhà tâm lý học gọi là sự “tăng cường gián đoạn”. Bạn nhận được sự củng cố, chẳng hạn như lượng “Like”, nhưng bạn không bao giờ biết khi nào bạn sẽ nhận được nó. Mọi người tiếp tục quay lại nền tảng và kiểm tra lượt “Like” của họ. Điều đó thực sự tác động lên tâm lý và khiến người dùng lệ thuộc. 

Tôi nghĩ điều quan trọng là mọi người cần phải hiểu rõ những cơ chế như này và cách một người trở nên phụ thuộc. Khi đó, bạn sẽ có thể lấy lại quyền kiểm soát “cuộc chơi” nếu muốn.

(Theo Kanebridgenews)