Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Việt Nam đã sẵn sàng cho kỷ nguyên vươn mình_keo bong da viet nam
Sáng 23/9 giờ New York (tối 23/9 giờ Việt Nam),ổngBíthưChủtịchnướcViệtNamđãsẵnsàngchokỷnguyênvươnmìkeo bong da viet nam Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp các chuyên gia, học giả tại Đại học Columbia.
Nhiều ý kiến chia sẻ Chính phủ cần đóng vai trò định hướng, dẫn dắt, lấy hạ tầng là cơ sở nền tảng và khu vực tư nhân là động lực chủ yếu để Việt Nam thúc đẩy phát triển lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo. Việt Nam cần lựa chọn ưu tiên 2-3 lĩnh vực công nghệ mới để tập trung nguồn lực, trong đó có chính sách đầu tư trọng điểm cho nghiên cứu và phát triển (R&D) để hình thành ngành công nghệ cao mang tính dẫn dắt.
Ông Thomas Vallely, Cố vấn cấp cao về Việt Nam tại Viện Đông Á Weatherhead cho rằng, Việt Nam cần nhanh chóng đầu tư, phát triển hạ tầng chiến lược số, đặc biệt về điện toán đám mây, năng lượng xanh.
Về lĩnh vực bán dẫn, các chuyên gia đánh giá cao định hướng phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn của Việt Nam, khẳng định nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố tiên quyết để bảo đảm vị trí vững chắc của một quốc gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Một hệ sinh thái bán dẫn tốt cần được phát triển trên nền tảng hợp tác giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo, giáo dục đại học.
Ông Scott Fritzen, Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam đề xuất cải tiến chương trình giáo dục truyền thống theo hướng hỗ trợ sinh viên phát triển kỹ năng cần thiết để thích ứng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ.
Phó Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Anne Neuberger đánh giá Việt Nam - Mỹ còn nhiều dư địa để thúc đẩy hợp tác, đặc biệt trong việc bảo đảm an ninh mạng và phòng chống tội phạm trên không gian mạng.
Phát biểu tại buổi tiếp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hoan nghênh các nhận định, chia sẻ tâm huyết và đặc biệt là tình cảm của các chuyên gia, học giả dành cho Việt Nam.
Với thế và lực mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam đã sẵn sàng cho một khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh đồng bộ, toàn diện công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và bền vững đất nước trên quan điểm phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đẩy mạnh đối ngoại là trọng yếu, thường xuyên với tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh 4 định hướng lớn trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới, đó là tập trung xây dựng, hoàn thiện và đổi mới đồng bộ thể chế phát triển đất nước; phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm tạo bứt phá về năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện, hiệu quả, thực chất giáo dục, đào tạo, tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho những ngành, lĩnh vực ưu tiên, mới nổi.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị chuyên gia, học giả tiếp tục quan tâm, tăng cường hợp tác với Việt Nam, đặc biệt về hợp tác nghiên cứu, trao đổi chính sách và hỗ trợ Việt Nam phát triển khoa học công nghệ.
Chiều 23/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi gặp mặt các thành viên Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam và chuyên gia người Việt Nam tại Mỹ.
Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam thuộc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia được Bộ KH&ĐT thành lập với mục tiêu kết nối các chuyên gia khoa học - công nghệ Việt Nam hàng đầu trên thế giới nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn chất xám phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hiện có hai Mạng lưới Đổi mới sáng tạo ở bờ Đông và bờ Tây tại Mỹ, gồm các nhân tài công nghệ, tài chính, luật, quản trị và các lĩnh vực quan trọng khác.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp tích cực của các thành viên Mạng lưới cũng như chuyên gia người Việt Nam tại Mỹ trong việc tham gia vào chương trình, đề án lớn của quốc gia, những nỗ lực có ý nghĩa lớn trong việc phát huy vai trò, nguồn lực của cộng đồng chuyên gia, trí thức người Việt Nam trên thế giới trực tiếp tham gia đóng góp, nâng cao năng lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của nước nhà.
Sau khi Việt Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện, Tuyên bố chung giữa hai nước đã thống nhất đẩy mạnh hợp tác trong đào tạo, nâng cao năng lực về bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI). Để làm được điều đó, Việt Nam cần tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai theo xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Mỹ tiếp tục phát huy vai trò kết nối của mình, mở rộng sự tham gia của các thành viên mới và tăng cường sự hợp tác giữa chuyên gia, trí thức người Việt Nam và quốc tế, vì những lợi ích lâu dài cho đất nước, giúp Việt Nam tiến gần hơn tới mục tiêu phát triển dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Sự tham gia sâu rộng của cộng đồng chuyên gia, trí thức người Việt trên thế giới không chỉ góp phần vào việc giải quyết các thách thức kỹ thuật và công nghệ mà còn mở ra những cơ hội mới trong việc hợp tác sâu rộng về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo với các đối tác hàng đầu thế giới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam cần xây dựng liên kết quốc tế mạnh mẽ hơn, chia sẻ tri thức và ứng dụng những tiến bộ công nghệ tiên tiến vào quá trình phát triển đất nước; phát huy vai trò cầu nối tri thức, công nghệ, đưa những tinh hoa, tiến bộ của thế giới về với Việt Nam.