Không nên đăng ký quá sát hạn chót,ưuýđăngkýnguyệnvọngxéttuyểnđạihọcngàycuốkèo tỷ lệ bóng đá đề phòng nghẽn mạng
Năm nay, cả nước có hơn một triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT, trong đó khoảng 917.700 em đăng ký dùng kết quả thi để vừa xét tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển đại học.
Tính đến 17h ngày 29/7, hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT thống kê có hơn 640.000 thí sinh đăng ký xét tuyển với tổng số 3,2 triệu nguyện vọng trên hệ thống. Trung bình mỗi thí sinh đăng ký khoảng 5 nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học trên cả nước.
Như vậy, còn hơn 270.000 thí sinh chưa đăng ký xét tuyển đại học.
Đến 17h ngày hôm nay 30/7, hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT sẽ đóng lại và lúc này, các thí sinh không thể đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học.
Chia sẻ với VietNamNet, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) nhấn mạnh các thí sinh không nên chờ đến sát thời điểm cuối cùng mới đăng ký bởi việc đó rất rủi ro.
“Các em không nên chờ đến sát thời điểm cuối cùng, bởi lúc này có thể nhiều người đăng ký, gây nghẽn mạng”, bà Thủy nói.
Trúng tuyển xét tuyển sớm vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống chung
Bà Thủy lưu ý nếu các thí sinh muốn trúng tuyển chính thức vào một trường đại học bất kỳ đều bắt buộc phải đăng ký nguyện vọngtrên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT.
Điều này đồng nghĩa với việc, các thí sinh dù đã đủ điều kiện trúng tuyển ở các phương thức xét tuyển sớm vẫn phải đăng ký xác nhận lại nguyện vọng trên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT.
Nếu không đăng ký trên hệ thống, thí sinh được xem đã từ bỏ quyền trúng tuyển vào ngành/trường đó.
Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, khi đã có tên trong danh sách đủ điều kiện trúng tuyển phương thức xét tuyển sớm và được các cơ sở đào tạo đưa lên hệ thống, nếu thí sinh lựa chọn và muốn chắc chắn trúng tuyển ngành đó, thí sinh cần đăng ký ngành đó vào nguyện vọng 1.
Tuy nhiên, khi đăng ký lên hệ thống của Bộ, thí sinh vẫn có quyền không đặt ưu tiên lên trên tất cả các trường đã xác nhận đủ điều kiện xét tuyển sớm. Thay vào đó, thí sinh có thể đặt nguyện vọng 1 là một nguyện vọng khác.
Cụ thể, với những nguyện vọng trúng tuyển sớm, nếu thí sinh chưa thật sự yêu thích có thể đặt những nguyện vọng này xuống dưới và đưa những nguyện vọng yêu thích nhưng chưa trúng tuyển lên trên.
Bà Thủy cho hay, trong trường hợp này, nếu có đăng ký các nguyện vọng trúng tuyển xét tuyển sớm, thì khi không đỗ các nguyện vọng phía trên, thí sinh yên tâm chắc chắn sẽ đỗ các nguyện vọng xét tuyển sớm nếu đã đủ điều kiện.
“Trong trường hợp trên, thí sinh nào không đỗ nguyện vọng xét tuyển sớm, hãy làm đơn kiến nghị gửi lên Bộ GD-ĐT và chúng tôi sẽ xử lý, giải quyết để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Do đó, phụ huynh và thí sinh hoàn toàn yên tâm”, bà Thủy nói.
Không nên đăng ký quá nhiều hoặc quá ít nguyện vọng
Theo quy chế tuyển sinh, mỗi thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, số trường. Thí sinh phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp, trong đó nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất.
Khi đã xếp theo thứ tự ưu tiên, mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển vào nguyện vọng cao nhất có thể.
Việc đăng ký số lượng nguyện vọng và sắp xếp thứ tự các nguyện vọng trên hệ thống chung hoàn toàn do thí sinh quyết định. Hệ thống chung của Bộ GD-ĐT sẽ xét tuyển từ cao xuống thấp, trúng tuyển đến nguyện vọng nào, thì các nguyện vọng sau sẽ tự động không được xét.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho hay, thí sinh cần lưu ý không nên đăng ký quá ít nguyện vọng bởi rủi ro có thể xảy ra. Đặc biệt với những thí sinh chưa trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển sớm nào.
“Dù biết rằng năm nay, nhiều thí sinh đã trúng tuyển xét tuyển sớm (và chỉ cần đăng ký nguyện vọng và tốt nghiệp THPT) song các em vẫn nên đề phòng những trục trặc có thể xảy ra”, bà Thủy nói.
Bởi kể cả được thông báo đủ điều kiện trúng tuyển sớm, hoàn toàn vẫn có thể xảy ra thí sinh không đáp ứng đủ các minh chứng thực tế, hoặc nhầm lẫn về mặt khai báo, giấy tờ,...
Ngược lại, bà Thủy cũng cho rằng, thí sinh cũng không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng tránh lãng phí. “Việc đăng ký hàng trăm nguyện vọng là không cần thiết. Tôi đã thấy có những thí sinh đăng ký hơn 100 nguyện vọng ở những năm trước”, bà Thủy nói.
Lưu ý thanh toán trực tuyến để hoàn tất đăng ký xét tuyển
Sau khi hoàn thành việc đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trước 17h ngày hôm nay 30/7, thí sinh cần lưu ý phải thực hiện nộp lệ phí đăng ký xét tuyển theo hình thức trực tuyếntừ ngày 31/7 đến 17h ngày 6/8.
Cụ thể, Bộ GD-ĐT chia lịch thí sinh thực hiện thanh toán trực tuyến trên Hệ thống hỗ trợ đăng ký xét tuyển theo các tỉnh/thành phố (nơi thí sinh đã nộp hồ sơ) như sau:
- Từ 0h ngày 31/7 đến 17h ngày 1/8: Hà Nội, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái.
- Từ 0h ngày 1/8 đến 17h ngày 2/8: Hòa Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng.
- Từ 0h ngày 2/8 đến 17h ngày 3/8: Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.
- Từ 0h ngày 3/8 đến 17h ngày 4/8: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum.
- Từ 0h ngày 4/8 đến 17h ngày 5/8: TP.HCM, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh.
- Từ 0h ngày 5/8 đến 17h ngày 6/8: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, TP Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.