Cách phân biệt tôm sạch và tôm tiêm tạp chất_kqbd mexico
Người tiêu dùng có thể nhận biết tôm sạch,áchphânbiệttômsạchvàtômtiêmtạpchấkqbd mexico tôm tiêm tạp chất thông qua các bộ phận trên cơ thể tôm như: mình, mang, đuôi, thịt…
Việc tôm bị tiêm tạp chất, kháng sinh cấm để tăng trọng lượng hoặc làm tôm tươi lâu,… không chỉ là hành vi gian thương, nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Theo Ths.Bs Doãn Thị Tường Vi (Viện phó - Viện Dinh dưỡng Lâm sàng), tôm khi bị bơm hóa chất (đặc biệt tạp chất dạng lỏng) là môi trường phù hợp cho nhiều loại vi khuẩn phát triển. Nếu ăn phải loại tôm này, người tiêu dùng rất dễ bị ngộ độc thực phẩm dẫn tới rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, thương hàn, kiết lỵ,…
Ngoài ra, để giữ được vẻ bề ngoài cho tôm tươi lâu hơn, nhiều người bán hàng còn dùng ure để ướp. Việc sử dụng tôm tẩm ure có nguy cơ bị ngộ độc cấp, ngộ độc mãn tính, mất ngủ, suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ; ảnh hưởng đến gan, thận,…
Tôm khi bị bơm hóa chất (đặc biệt tạp chất dạng lỏng) là môi trường phù hợp cho nhiều loại vi khuẩn phát triển (Ảnh: Internet) |
Phân biệt tôm sạch, tôm tiêm hóa chất
"Người tiêu dùng không thể phân biệt được tôm bơm và tôm sạch bằng mắt thường. Tuy nhiên, chị em nội trợ có thể nhận biết tôm sạch thông qua các đặc điểm trên cơ thể tôm", Ths.Bs Doãn Thị Tường Vi khẳng định.
Lời khuyên của Ths.Bs Tường Vi khi lựa chọn tôm sạch, tươi, ngon:
- Người tiêu dùng mua tôm nên chọn các loại tôm tươi đang nhảy hoặc đang bơi, chân và càng không bị gãy. Vỏ tôm sáng bóng, thịt trong gắn chặt vào vỏ.
- Trường hợp mua tôm đông lạnh, chị em nội trợ nên kéo thẳng tôm ra. Nếu các khớp nối giữa các đốt khít thì là tôm mới, còn khớp rộng tức là tôm đã để đông lạnh quá lâu.
- Không nên chọn tôm khi vỏ đã chuyển qua màu hồng, vì tôm đó rất dễ ươn.
- Đối với tôm he, cần chọn tôm còn sống, vỏ có màu hồng trắng, mắt xanh đen.
(Theo Khám phá)